6. Bố cục đề tài
3.4.2. Kiểmđịnh Sự hài lòng theo Năm học
Giả thuyết:
H0 : Không có sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng với năm học H1 : Có sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng với năm học
Bảng 3.31. Bảng Test of Homogeneity of Variances của sự hài lòng và năm học
Y
Levene Statistic
df1 df2 Sig.
1.384 4 287 .240
Giá trị Sig = 0.240 > 0.05: phương sai các nhóm bằng nhau có ý nghĩa, giả định phương sai đồng nhất được chấp nhận, do đó có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA ở bảng tiếp theo.
Bảng 3.32.Bảng kiểm định phương sai của sự hài lòng và năm học
ANOVA Y Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 13.218 4 3.305 3.697 .005 Within Groups 256.559 287 .894 Total 269.778 291
Kết quả kiểm định ANOVA, giá trị Sig = 0.005 < 0.05: bác bỏ giả thuyết Ho, do đó có sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng theo năm học.
3.4.3. Kiểm định Sự hài lòng theo Kết quả học tập
Giả thuyết:
H0 : Không có sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng với kết quả học tập H1 : Có sự khác biệt khi đánh giá sự hài lòng với kết quả học tập
Bảng 3.33. Bảng Test of Homogeneity of Variances của sự hài lòng và kết quả học tập Y Levene Statistic df1 df2 Sig. 3.879 4 287 .004
Giá trị Sig = 0.004< 0.05: phương sai các nhóm khác nhau, giả định phương sai đồng nhất bị bác bỏ, vì phương sai khác nhau nên ta không thể kết luận.
Bảng 3.34.Bảng kiểm định phương sai của sự hài lòng và kết quả học tập
ANOVA Y Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 29.607 4 7.402 8.845 .000 Within Groups 240.171 287 .837 Total 269.778 291
3.5. THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG ĐHBK VÀ NGUYÊN NHÂN SỰ KHÔNG HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN KHÔNG HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
sở vật chất, Năng lực phục vụ, Học phí và khả năng đáp ứng. Mức độ quan trọng của các nhân tố đối với sự hài lòng được xác định thông qua hệ số Beta chuẩn hóa. Ngoài ra, giá trị trung bình của từng nhân tố thể hiện mức độ đánh giá hiện tại của sinh viên đối với từng nhân tố.
Bảng 3.35. Hệ số Beta chuẩn hóa và giá trị trung bình của 4 nhân tố
Nhân tố Hệ số Beta Giá trị
trung bình
Năng lực phục vụ 0.379 3.236
Đội ngũ giảng viên và giáo trình, tài liệu học
tập 0.351 3.529
Cơ sở vật chất 0.122 3.416
Học phí và khả năng đáp ứng 0.114 3.753
Từ đó ta vẽ đồ thị hệ số Beta chuẩn hóa và giá trị trung bình của 4 nhân tố:
Hình 3.3. Đồ thị hệ số Beta chuẩn hóa và giá trị trung bình của 4 nhân tố
Từ đồ thị hình 3.3, ta thấy sinh viên đánh giá thấp nhất về nhân tố Năng 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Năng lực
phục vụ giảng viên và Đội ngũ
giáo trình, tài liệu học tập Cơ sở vật chất khả năng đáp Học phí và ứng Hệ số Beta Giá trị trung bình
lực phục vụ (3.236 theo thang đo từ 1 đến 5) nhưng nhân tố này lại là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của sinh viên (Beta = 0.379). Nhân tố Học phí và khả năng đáp ứng được sinh viên đánh giá cao nhất (3.753) nhưng lại là nhân tố ảnh hưởng ít nhất đến sự hài lòng (Beta = 0.114). Hai nhân tố Đội ngũ giảng viên & giáo trình, tài liệu học tập và nhân tố Cơ sở vật chất được sinh viên đánh giá ở mức trung bình (lần lượt là 3.529 và 3.416) và mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng lần lượt là 0.351 và 0.122.
Như vậy, khi ta tiến hành cải thiện các nhân tố trên thì sẽ nâng cao được sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ giáo dục do Nhà trường cung cấp. Điều đó có nghĩa là nguyên nhân dẫn đến sự không hài lòng của sinh viên là do các yếu tố: thứ nhất là Năng lực phục vụ; thứ hai là Đội ngũ giảng viên và giáo trình, tài liệu học tập; thứ ba là Cơ sở vật chất; và cuối cùng là Học phí và khả năng đáp ứng.
3.5.1. Nhóm nhân tố Năng lực phục vụ
Từ kết quả bảng 3.27, ta thấy được rằng sinh viên đánh giá thấp nhất về nhân tố Năng lực phục vụ trong 4 nhân tố nhưng lại là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng của sinh viên (Beta = 0.379). Theo bảng 3.16, ta thấy nhóm nhân tố Năng lực phục vụ bao gồm các biến quan sát sau: Thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho sinh viên; Cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng các yêu cầu của sinh viên; Cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình và tôn trọng sinh viên; Nội dung chương trình đào tạo có nhiều kiến thức được cập nhật; Bạn hài lòng với vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm.
Nhà trường đã cơ bản có hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, website hỗ trợ tác nghiệp dành cho cán bộ viên chức, website hệ thống thông tin sinh viên, website hỗ trợ công tác nhập học và website thông tin đào tạo. Hầu hết các thủ tục hành chính liên quan đến sinh viên đều nằm trong website
thông tin sinh viên như xin tạm ngừng học, xin trở lại học tập, lấy bảng điểm, phúc khảo điểm, xin xét học bổng, xin hoãn đóng học phí, xin đăng ký học chương trình 2… Do đó, các thủ tục hành chính của Nhà trường trong việc xử lý vấn đề của sinh viên đều đã được cải cách sao cho đơn giản hóa và thuận tiện nhất cho sinh viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số thủ tục còn rườm rà, đòi hỏi sinh viên phải nộp nhiều hồ sơ, giấy tờ. Ngoài ra còn lý do không hài lòng của sinh viên là việc sinh viên không nắm rõ quy trình xử lý hồ sơ cũng như chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, từng cán bộ chuyên viên phụ trách nên khi sinh viên muốn giải quyết công việc không biết phải nộp cái gì, nộp ở đâu và nộp cho ai.
Hầu hết các cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng đều còn rất trẻ, năng nổ và nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, do số lượng sinh viên của Nhà trường đông và khối lượng công việc nhiều nên có lúc giải quyết không thỏa đáng các yêu cầu của sinh viên.
Đối với vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm: nhiều giảng viên chưa coi trọng vai trò cố vấn học tập cho sinh viên, chưa nắm bắt nhanh chóng thông tin sinh viên của lớp mình để có thể can thiệp, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh, chưa đi sâu sát vào cuộc sống, học tập của sinh viên.
3.5.2. Nhóm nhân tố Đội ngũ giảng viên và giáo trình, tài liệu học tập
Đội ngũ giảng viên bao gồm các biến quan sát: Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu; Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy; Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên; Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên; Giảng viên khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo trong quá trình học; Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy.
chuyên môn cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ, nhờ vậy số lượng giảng viên học sau đại học ở nước ngoài ngày càng cao. Nhờ tích cực tham gia các dự án hợp tác quốc tế như Dự án HEEAP, Chương trình PFIEV…, cũng như các dự án đào tạo nguồn nhân lực của quốc gia như Đề án 911, Đề án Điện hạt nhân, Dự án Phát triển giáo viên THPT&TCCN, mà nhiều giảng viên của trường được cử đi đào tạo sau đại học tại các nước tiên tiến trên thế giới, được tham dự các khoá bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực nghiên cứu ở nước ngoài. Mặc dù các giảng viên của Nhà trường có trình độ chuyên môn cao (hầu hết là học thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước tiên tiến) nhưng rất nhiều cán bộ là giảng viên trẻ, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên bài giảng chưa sinh động và thu hút sinh viên, thiếu phương pháp sư phạm và khả năng truyền đạt kiến thức làm cho sinh viên khó tiếp thu.
Giáo trình, tài liệu học tập bao gồm các biến quan sát:Giáo trình, tài liệu học tập được biên soạn rõ ràng, đảm bảo nội dung chính xác và được cập nhật; Giáo trình, tài liệu học tập giúp sinh viên tự học được; Giáo trình, tài liệu học tập mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; Cấu trúc chương trình được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên; Đề thi bao phủ nội dung kiến thức đã học.
Tại Trung tâm thông tin Học liệu của Nhà tường có 30.800 đầu sách và 251.886 số bản sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, sách hướng dẫn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, từ đại cương đến từng chuyên ngành đào tạo đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của sinh viên. Ngoài ra, tại các khoa đều có các thư viện mini tại văn phòng khoa/bộ môn, các thư viện mini này trang bị nhiều giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo phục vụ trực tiếp cho việc học tập hằng ngày của sinh viên, như Thư viện mini Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV, Trung tâm Xuất sắc COE… Tại mỗi buổi đầu của
kỳ học, giảng viên đều hướng dẫn cho sinh viên các giáo trình, tài liệu liên quan đến môn học. Tuy nhiên, nhiều giáo trình, tài liệu bằng tiếng nước ngoài giáo trình hay những giáo trình, tài liệu mới tại Trung tâm chưa có làm cho sinh viên chưa tiếp cận được.
3.5.3. Nhóm nhân tốCơ sở vật chất
Theo bảng 3.16, ta thấy nhóm nhân tố Cơ sở vật chất bao gồm các biến quan sát sau: Bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu; Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên; Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu; Phòng máy tính có nhiều máy tính và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; Bố trí các vị trí làm việc của các phòng chức năng hợp lý.
Trang thiết bị y tế trong phòng y tế của Nhà trường với còn sơ sài, chỉ có 1 giường đủ cho 1 sinh viên khi bị đau ốm.
Trường Đại học Bách khoa có 05 khu giảng đường, 02 khu đào tạo Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao PFIEV và Chương trình tiên tiến, bao gồm 114 phòng học chung, 08 phòng học Sau đại học, 09 phòng học dành riêng cho Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, 12 phòng học cho Chương trình tiên tiến. Các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị bên trong (máy chiếu, máy tính, thiết bị âm thanh...), trong đó có khoảng 263 máy chiếu (projector) . Tuy nhiên, một số máy chiếu và các thiết bị khác đã cũ, hư hỏng nên chất lượng kém, chưa đảm bảo nhu cầu của người học. Ngoài ra, Nhà trường chỉ mới đầu tư, trang bị cho 2 phòng học đa phương tiện đào tạo trực tuyến và hệ thống quản lý học tập đặt tại phòng C215, C216 thuộc Trung tâm xuất sắc, do đó chỉ có những sinh viên thuộc Trung tâm này mới được sử dụng các thiết bị hiện đại trong phòng.
Mặc dù số lượng phòng học và diện tích đáp ứng được quy mô đào tạo hiện nay, tuy nhiên vẫn còn một số phòng học thấp, nóng, chưa bảo đảm về
tiêu chuẩn chống ồn… như giảng đường khu E (nhà cấp 4), phòng học nhỏ hẹp (giảng đường khu B, các phòng học thuộc khu C). Bên cạnh đó, Nhà trường gặp nhiều khó khăn trong xây dựng cơ bản vì quỹ đất hạn chế.
Nhà trường hiện có 108 phòng thí nghiệm, 14 xưởng thực hành được phân theo từng chuyên ngành khác nhau. Trong đó có 60 phòng thí nghiệm hiện đại thuộc đề án/dự án của ĐHĐN và một số dự án hợp tác quốc tế đã đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hằng năm, Nhà trường lên kế hoạch dự trù bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị cũ hoặc mua sắm mới một số các trang thiết bị. Tuy nhiên, một số trang thiết bị cũ lạc hậu, hư hỏng nhưng kinh phí sửa chữa cao hoặc không có phụ tùng thay thế trên thị trường Việt Nam. Với các trang thiết bị hiện đại, vật tư tiêu hao có giá thành quá cao, khó tìm trên thị trường, nên việc tìm kiếm và mua sắm gặp khó khăn. Một số thiết bị khác thì chưa tận dụng hết công suất trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, chỉ mới sử dụng cho một vài bài thí nghiệm nhỏ mà chưa tận dụng để làm các bài thí nghiệm hay công trình nghiên cứu lớn hơn.
Với 13 phòng máy tính thực hành và 1.136 máy có thể đáp ứng đủ cho sinh viên trong trường. Tuy nhiên, còn một số phòng máy chưa được nâng cấp, chương trình chạy còn chậm nên sinh viên học một số chương trình có phần mềm ứng dụng còn hạn chế.
3.5.4. Nhóm nhân tốHọc phí và khả năng đáp ứng
Từ kết quả phân tích của bảng 3.27, ta thấy Nhân tố Học phí và khả năng đáp ứng được sinh viên đánh giá cao nhất (3.753) nhưng lại là nhân tố ít ảnh hưởng đến sự hài lòng (Beta = 0.114). Theo bảng 3.16, ta thấy nhóm nhân tố Cơ sở vật chất bao gồm các biến quan sát sau: Ngoài học phí, Nhà trường không thu thêm các khoản không phù hợp khác; Thực hiện việc thu học phí đúng theo quy định; Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội;
Trung tâm Thông tin Học liệu có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
Sinh viên đánh giá cao nhóm nhân tố này vì Nhà trường đã thực hiện việc thu học phí đúng theo quy định của Nhà nước, không có bất cứ khoảng phải thu không hợp lý nào khiến cho sinh viên không hài lòng. Những trường hợp sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo, Nhà trường không thu học phí theo đúng quy định đảm bảo cho sinh viên được đi học. Việc thu học phí qua thẻ ngân hàng giúp tiết kiệm thời gian của sinh viên và đồng thời tránh xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình thu học phí trực tiếp tại phòng Kế hoạch – Tài chính của Nhà trường.
Thư viện của Trường Đại học Bách khoa được sáp nhập vào Trung tâm Thông Tin Học liệu Đại học Đà Nẵng từ năm học 2005-2006, đây là thư viện điện tử hiện đại với diện tích 5040m2 với các phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ ánh sáng phục vụ sinh viên đọc tại chỗ; phòng mượn tài liệu, giáo trình và các quầy dịch vụ thông tin đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Cán bộ, giảng viên, người học có thẻ dùng tin đều được sử dụng tất cả các dịch vụ có tại Trung tâm như dịch vụ đọc tại chỗ, mượn tài liệu về nhà, tham gia các hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và học tập, sử dụng máy tính có internet đường truyền tốc độ cao.
Sách, báo, tạp chí được được nối mạng trên trang web của Trung tâm (www.lirc.udn.vn) tạo thuận lợi cho nhân viên cũng như người dùng tin trong việc tìm kiếm thông tin, kiểm soát các thông tin cá nhân về việc mượn trả sách. Số lượng sách, tạp chí và tài liệu chuyên khảo phục vụ các chuyên ngành đào tạo, số lượng tạp chí khoa học trên thế giới được cung cấp hằng năm liên tục tăng trong các năm học vừa qua. Với 30.800 đầu sách và 251.886 số bản sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, sách hướng dẫn bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, từ đại cương đến từng chuyên ngành đào
tạo. Tuy nhiên, do giảng viên và sinh viên có nhiều nguồn cung cấp phong phú khác nhau, nên số lượng giảng viên cũng như sinh viên đến thư viện còn hạn chế.
Trung tâm đã mua bản quyền sử dụng phần mềm tạp chí khoa học công nghệ ProQuest Central, chuyên cung cấp các bài báo, tạp chí, luận án dưới