HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại trường đại học bách khoa đại học đà nẵng (Trang 117 - 129)

6. Bố cục đề tài

4.2. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại Trường Đại học Bách khoa là ít phổ biến và chưa từng thực hiện nên đây là lý do làm cho quá trình thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn và dẫn đến việc nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.

- Trong quá trình nghiên cứu chỉ tập trung thực hiện đối với sinh viên chính quy, chưa bao gồm đối tượng sau đại học và sinh viên tại chức nên khả năng tổng quát là chưa cao, chắc chắn sẽ có sự khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu. Do đó, nên có nghiên cứu rộng hơn về đối tượng đối với dịch vụ

đào tạo tại Nhà trường.

- Nghiên cứu này được thực hiện tại Nhà trường với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tượng nghiên cứu là những sinh viên chính quy thường xuyên đi học và có mặt tại Trường, dẫn đến kết quả chưa mang tính khái quát. Do đó, ngoài phương thức lấy mẫu trong nghiên cứu là chọn cách lấy mẫu thuận tiện nên thay bằng phương thức chọn mẫu theo xác suất để đảm bảo tính khái quát cao hơn.

- Như tác giả đã nêu, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa nên các câu hỏi trong phiếu điều tra còn mang tính chung chung và có thể có những yếu tố thật sự có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của dịch vụ nhưng chưa được đề cập trong đề tài.

- Đề tài có số lượng mẫu nghiên cứu ít (292 sinh viên) nên kết quả đánh giá chưa đạt độ tin cậy cao. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát với số lượng sinh viên nhiều hơn.

- Về thiết kế thang đo còn mang tính chủ quan của tác giả.

Mặc dù đề tài còn nhiều hạn chế, nhưng nó vẫn là cơ sở để đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo, cần sửa chữa đề tài trong một nghiên cứu hoàn chỉnh hơn để phục vụ cho việc đánh giá dịch vụ đào tạo của Trường Đại học Bách khoa nói riêng và các loại hình dịch vụ đào tạo nói chung.

KẾT LUẬN

Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu này là xác định các yếu tố chất lượng dịch vụ tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng tác động đến sự hài lòng của sinh viên; đo lường sự tác động của các yếu tố chất lượng dịch vụ của Nhà trường đến sự hài lòng của sinh viên; và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ tại Nhà trường.

Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại trường, một mô hình lý thuyết được xác định và kiểm định. Mô hình lý thuyết dựa trên cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng, một số mô hình khách hàng hài lòng khi sử dụng dịch vụ được trình bày ở chương 1.

Chương 2 và chương 3, phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xác định, đo lường các thang đo và kiểm định mô hình bao gồm hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp tham vấn ý kiến giảng viên có nhiều năm giảng dạy tại trường. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, kích thước mẫu là 292 với đối tượng phỏng vấn là các sình viên chính quy đang học tập tại trường. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA được thực hiện để phân tích, đánh giá thang đo các thành phần tác động vào sự hài lòng của sinh viên. Mô hình nghiên cứu được kiểm định thông qua phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính đa biến; cuối cùng là dùng phân tích phương sai ANOVA nhằm xác định ảnh hưởng của các biến định tính như: giới tính, năm học, kết quả học tập đối với nhân tố sự hài lòng của sinh viên sử dụng dịch vụ giáo dục tại Nhà trường.

Chương 4 đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ tại Trường Đại học Bách khoa dựa trên kết quả

nghiên cứu; những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. Theo đó, Nhà trường cần tập trung các vấn đề sau:

- Thứ nhất, cần thực hiện tốt hơn về Năng lực phục vụ:tiếp tục cải cách thủ tục hành chính sao cho đơn giản, thuận lợi nhất cho sinh viên; cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng phải giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng các yêu cầu của sinh viên; cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng phải luôn có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình và tôn trọng sinh viên; nội dung chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật nhiều kiến thức mới; tăng cường hơn nữa vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm.

- Thứ hai, cần xây dựng tốt Đội ngũ giảng viên và giáo trình, tài liệu học tập:

Đối với Đội ngũ giảng viên: mỗi giảng viên cần có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu; thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy; có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên; sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên; khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo trong quá trình học; Nhà trường phải thường xuyên có kế hoạch bồi dường giảng viên để họ có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy.

Đối với giáo trình, tài liệu học tập: Giáo trình, tài liệu học tập phải được biên soạn rõ ràng, đảm bảo nội dung chính xác và được cập nhật; Giáo trình, tài liệu học tập giúp sinh viên tự học được; Giáo trình, tài liệu học tập mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; Cấu trúc chương trình được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên; Đề thi bao phủ nội dung kiến thức đã học.

- Thứ ba, cần xây dựng Cơ sở vật chấtđầy đủ, có chất lượng và đạt hiệu quả cao: nên mua sắm thêm thiết bị y tế để chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu; Phòng thực hành phải có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên; cải tạo phòng máy tính để

luôn có nhiều máy tính mới và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên; xây dựng thêm phòng học hiện đại, được trang bị đầy đủ máy chiếu, màn chiếu chất lượng tốt; Bố trí các vị trí làm việc của các phòng chức năng hợp lý.

- Thứ tư, cần thực hiện thu học phí đúng theo quy định; không thu thêm các khoản không phù hợp khác; Trung tâm Thông tin Học liệu phải luôn có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.

Cần lưu ý rằng, công việc đem đến sự hài lòng của sinh viên phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Sau cùng, các kết quả nghiên cứu trên là nguồn dữ liệu đầu vào đáng tin cậy cho sự phát triển của Nhà trường và giúp cho trường có cơ hội hiểu rõ hơn về nhu cầu của sinh viên, đánh giá của sinh viên về chất lượng dịch vụ giáo dục, từ đó có cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và nâng cao sự hài lòng của sinh viên hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Trần Thị Tú Anh (2008), Nghiên cứu đánh giá chất lượng giảng dạy đại

học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Luận văn thạc sĩ Quản lý

giáo dục, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học.

[4] Hoàng Thị Thanh Chung (2012), Nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối

với chất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng, Luận văn thạc

sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lạc Hồng.

[5] Võ Đình Công (2012), Khảo sát sự hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công tại UBND Phường Mân Thái, Luận văn thạc sĩ

Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[6] Đinh Tuấn Dũng (2008), Vai trò của kiểm định chất lượng đối với đào

tạo đại học, Kỷ yếu hội thảo Vai trò của các tổ chức kiểm định độc

lập trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, trang 158-164.

[7] Lê Thế Giới và cộng sự (2006), Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng

dụng, NXB Thống Kê.

[8] Trần Xuân Kiên (2009), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, Viện Đảm

[9] Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2005), Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của trường ĐH Bách khoa TPHCM, Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo chất lượng trong đổi

mới giáo dục đại học, trang 305-319.

[10] Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá

chất lượng đào tạo ĐH tại trường ĐHAG, Đề tài nghiên cứu khoa

học, Trường Đại học An Giang.

[11] Quốc hội(2012), Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13.

[12] Đỗ Minh Sơn (2010), Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên trường Đại

học Kinh tế Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[13] Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu khoa học Marketing, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

[14] Vũ Trí Toàn (2007), Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế

và Quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL, Báo cáo

nghiên cứu khoa học, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

[15] Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với

hoạt động đào tạo tại trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Viện Đảm bảo

chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[16] Nguyễn Thị Trang (2010), Xây dựng mô hình đánh giá mức độ hài lòng

của sinh viên với chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN, Báo cáo Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 7

Đại học Đà Nẵng.

[17] Hoàng Trọng & Chu Thị Mộng Nguyệt (2008), Phân tích dữ liệu nghiên

cứu với SPSS, Tập 1&2, NXB Hồng Đức.

[18] Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (2016),Bản Báo cáo tự

Tiếng Anh

[19] Consumer Satisfaction for Internet Service Providers: An Analysis of Underlying Processes - SUNIL EREVELLES: The Belk College of Business, University of North Carolina, Charlotte, NC 28223, USA

[20] Lewis&Mitchell (1990), Marketing Intelligence & Planning: Defining and Measuring the Quality of Customer Service, 8(6):11-17.

[21] Oliver, R.L., (1997), Satisfaction A Behavioral Perspective on The Consumer, New York NY: McGraw-Hill.

[22] Parasuraman A., Zeithaml V.A. và Berry L.L. (1998), SERQUAL: A Multiple-Item scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 1988, 64, pp. 12-40

[23] Zeithaml, V.A, Bitner, M.J. (2000), Services Marketing, McGraw-Hill,

New York, NY.

Websites

[24] http://dut.udn.vn/

[25] http://luanvan.net.vn/

PHỤ LỤC

Bảng câu hỏi

Chào bạn!

Tôi tên là Đỗ Thị Thu Thảo, học viên cao học của Khoa Quản trị kinh doanh -Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, đang thực hiện đề tài nghiên cứu về: “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng”. Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu thu thập từ bảng câu hỏi này, những thông tin trong bảng câu hỏi chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, không dùng cho mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hỗ trợ của bạn bằng việc dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi dưới đây.

Xin chân thành cảm ơn.

Phần I: Thông tin cá nhân

Vui lòng trả lời các câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô  mà bạn chọn: 1. Vui lòng cho biết giới tính của bạn?

 Nam  Nữ

2. Bạn là sinh viên năm mấy?

 Năm 1  Năm 2  Năm 3

 Năm 4  Năm 5  Khác

3. Học lực của bạn ở học kỳ vừa qua?

 Xuất sắc  Giỏi  Khá

 Trung bình khá  Yếu  Khác

Các thông tin này sẽ được mã hoá nhằm mục đích phân loại dữ liệu. Tôi cam kết việc giữ bí mật thông tin cá nhân của bạn.

Phần II: Nội dung cần điều tra

Các mức độ trả lời câu hỏi

2. Không đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý 3. Bình thường

Các bạn dùng những con số chỉ mức độ trên để trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

I SỰ TIN CẬY 1 2 3 4 5

1 Ngành học có mục tiêu đào tạo rõ ràng

2

Cấu trúc chương trình được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc học tập của sinh viên

3 Đề thi bao phủ nội dung kiến thức đã học

4 Nhà trường có cách đánh giá kết quả học tập phản ánh đúng năng lực của sinh viên

5 Giáo trình, tài liệu học tập giúp sinh viên tự học được

II KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG 1 2 3 4 5

6 Ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội

7 Các thông tin trên website đa dạng, phong phú và được cập nhật thường xuyên

8

Thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi cho sinh viên (đăng ký học phần, giấy chứng nhận sinh viên, cấp bảng điểm, đóng học phí, đăng ký học lại, xin miễn giảm học phí, cấp học bổng …)

9 Trung tâm Thông tin Học liệu có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu

học tập của sinh viên

10

Giáo trình, tài liệu học tập mỗi môn học được cung cấp đầy đủ, đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên

11

Giáo trình, tài liệu học tập được biên soạn rõ ràng, đảm bảo nội dung chính xác và được cập nhật

12 Nội dung chương trình đào tạo có nhiều kiến thức được cập nhật

III NĂNG LỰC PHỤC VỤ 1 2 3 4 5

13 Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy

14 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

15 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy

16 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

17

Cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng giải quyết thỏa đáng và nhanh chóng các yêu cầu của sinh viên

18 Bạn hài lòng với vai trò cố vấn học tập của giáo viên chủ nhiệm

19 Bộ phận y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho sinh viên khi có nhu cầu

20 Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên

21 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên

22 Giảng viên khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo trong quá trình học

23

Cán bộ, nhân viên ở các phòng chức năng có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình và tôn trọng sinh viên

V PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH 1 2 3 4 5

24 Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi

25 Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu

26

Phòng thực hành có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên

27 Phòng máy tính có nhiều máy tính và hoạt động hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên 28 Bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu sinh viên

29 Dịch vụ cantin của Trường đáp ứng nhu cầu sinh viên

30 Bố trí các vị trí làm việc của các phòng chức năng hợp lý

VI HỌC PHÍ 1 2 3 4 5

31 Thực hiện việc thu học phí đúng theo quy định 32 Ngoài học phí, Nhà trường không thu thêm các

khoản không phù hợp khác

33 Dịch vụ giáo dục bạn nhận được tương xứng với mức học phí đã đóng

VII ĐÁNH GIÁ CHUNG 1 2 3 4 5

34 Khóa học đã đáp ứng được những mong đợi của bạn

35

Kiến thức, kỹ năng có được từ khóa học giúp cho bạn tự tin về khả năng tìm việc làm sau khi ra trường

36 Nếu được chọn lại bạn sẽ lại chọn ngành mình đang học

37 Bạn hài lòng về dịch vụ giáo dục tại Nhà trường

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với dịch vụ giáo dục tại trường đại học bách khoa đại học đà nẵng (Trang 117 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)