Phân tích các hoạt động mà BIDV đã triển khai trong hoạt đông

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 55 - 58)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.4. Phân tích các hoạt động mà BIDV đã triển khai trong hoạt đông

đông KDDV bảo lãnh

- Chi nhánh đã vận dụng chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bảo lãnh. Đến nay, chi nhánh đã cam kết cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo lãnh như: Phát hành bảo lãnh, Thông báo bảo lãnh, Sửa đổi bảo lãnh, Xác nhận bảo lãnh, Đòi tiền hộ theo bảo lãnh, Xác nhận tính xác thực

Nhu cầu phát hành

bảo lãnh

Bổ sung

Thiếu Cân đối nguồn

vốn, ngoại tệ theo yêu cầuKiểm soát của GĐ/ chấp thuận

thiếu hồ sơ Kiểm tratính đầy đủ, điều kiện tín dụng Xét duyệt Nhập máy, giải ngân, phát hành BL, lưu giữ hồ sơ Đủ điều kiện

Không đủ điều kiện Hạch toán kế toán phí bảo lãnh Trả chứng từ Từ chối Kiểm tra, đề xuất phát hành BL

của bảo lãnh...Về các sản phẩm bảo lãnh, chi nhánh cũng cam kết thực hiện phát hành đầy đủ các loại bảo lãnh theo quy định: Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm; Bảo lãnh đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Bảo lãnh tiền ứng trước; Bảo lãnh khoản tiền giữ lại (bảo lãnh bảo hành); Bảo lãnh đối ứng; Bảo lãnh nhận hàng; Bảo lãnh trong giao dịch nhà đất; Bảo lãnh cho các mục đích chuyên biệt mà pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, dù triển khai nhiều dịch vụ và sản phẩm nhưng do điều kiện, bối cảnh của địa bàn Tỉnh Đắk Nông như đã phân tích ở trên nên thực tế, hoạt động bảo lãnh vẫn còn đơn điệu, chỉ tập trung vào một số sản phẩm bảo lãnh, trong đó, tỷ trọng lớn nhất vẫn là bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

- Chi nhánh cũng đã triển khai các chính sách cạnh tranh nhằm tăng thị phần bảo lãnh tại địa bàn. Cụ thể, những biện pháp chủ yếu mà Chi nhánh đã thực hiện như:

- Coi trọng công tác tiếp cận trực tiếp khách hàng DN. Chi nhánh đã yêu cầu các cán bộ tín dụng khi tiếp cận khách hàng vay vốn cần tư vấn, hổ trợ, đề xuất để gợi mở nhu cầu bảo lãnh của khách hàng, nhất là đối với những sản phẩm dịch vụ bảo lãnh mới.

- Tiến hành các hoạt động truyền thông đa dạng: băng rôn, tờ rơi, kết hợp với các đợt quảng bá của Ngân hàng để thu hút khách hàng bảo lãnh.

- Thường xuyên theo dõi chính sách giá phí bảo lãnh của các NHTM trên địa bàn để có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách phí bảo lãnh của NH nhằm duy trì sức cạnh tranh. Đối với những vấn đề ngoài thẩm quyền quyết định của Chi nhánh thì kiến nghị ngay với Hội sở. Chính sách phí bảo lãnh của BIDV chỉ mang tính định hướng, các chi nhánh có thể điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhất định để phù hợp với tình hình kinh doanh trên địa bàn. Đối với địa bàn tỉnh có từ 02 chi nhánh trở lên, BIDV giao nhiệm vụ cho

01 chi nhánh đầu mối thu xếp biểu phí chung cho các chi nhánh này. Chính sách phí này đảm bảo tính linh hoạt trong biểu phí bảo lãnh của BIDV ĐăkNông được xây dựng theo hướng các loại bảo lãnh có mức độ rủi ro càng lớn thì phí bảo lãnh càng lớn. Trong hai năm 2013 và 2014, biểu phí bảo lãnh không thay đổi nhưng đến năm 2015, Chi nhánh đã điều chỉnh theo hướng giảm phí bảo lãnh ở một số loại bảo lãnh phổ biến và có độ rủi ro thấp hơn các loại bảo lãnh khác đồng thời tăng mức phí đối với các loại bảo lãnh không có tài sản bảo đảm. Đây là bước đi hợp lý với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành ngân hàng hiện nay.Ngoài ra, BIDV Đắk Nông còn căn cứ trên tổng hòa lợi ích khách hàng mang lại để áp dụng biểu phí ưu đãi cho từng khách hàng cụ thể.

- Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NH, Chi nhánh đã tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách khách hàng thích hợp theo từng nhóm. Đặc biệt đã nghiên cứu đề ra các chính sách ưu đãi cho các khách hàng ưu tiên về phí cũng như điều kiện tài sản bảo đảm cho các hợp đồng bảo lãnh.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng nhất là các khách hàng lớn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất đối với hoạt động này các chính sách vẫn chưa đồng bộ, chưa thực sự có điểm nhấn, các chính sách vẫn thường được lồng ghép trong các hoạt động cho vay của NH.

- Tiến hành các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động bảo lãnh như:

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thích hợp. Căn cứ vào đặc điểm của tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của khách hàng, Ngân hàng và khách hàng thoả thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản cho bảo lãnh. Các hình thức bảo đảm tài sản cho bảo lãnh bao gồm: ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh của Nhà nước cũng như các quy định nội bộ của BIDV

- Tăng cường chất lượng hoạt động thẩm định

- Tăng cường các hoạt động giám sát sau khi ký hợp đồng bảo lãnh. Tuy nhiên, hoạt động này có hạn chế cơ bản là vẫn nặng về các biện pháp hạn chế rủi ro mà chưa xem xét và triển khai toàn diện một hệ thống quản trị rủi ro thích hợp nhằm đạt được mục tiêu tối ưu hóa tương quan giữa rủi ro và sinh lời.

- Thực hiện chế độ thưởng cho những cán bộ phát triển được khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 55 - 58)