Hoàn thiện công tác định giá phí trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 81 - 85)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Hoàn thiện công tác định giá phí trong hoạt động kinh doanh

Phí bảo lãnh phải hợp lý, đảm bảo được sự cạnh tranh. Để chất lượng ngày càng nâng cao thỏa mãn tốt nhất mong đợi của khách hàng, BIDV Dak Nông phải đảm bảo mức phí có tính cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên điều tra, phân tích đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức phí tương xứng, hợp lý. Phí bảo lãnh không chỉ là nguồn thu chủ yếu của nghiệp vụ bảo lãnh mà nó còn ảnh hưởng đến chính sách thu hút khách hàng của ngân hàng.

Một số biện pháp mà Chi nhánh có thể vận dụng nhằm hoàn thiện công tác định giá phí trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh:

- Đầu tư công nghệ và quy trình hạch toán kế toán để có thể tính toán chính xác các chi phí cấu thành từng dịch vụ đơn lẻ nhằm mục đích xác định chi phí đầu vào đơn vị từ đó có chính sách định giá hợp lý cũng như tính toán tổng thể lợi ích mỗi khách hàng mang lại để có chính sách miễn giảm phí cho phù hợp và cạnh tranh.

mối quan hệ với khách hàng, theo mức rủi ro của từng hợp đồng bảo lãnh. Áp dụng mức phí linh hoạt, mềm dẻo đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó các khách hàng truyền thống, chiến lược cần được áp dụng mức phí ưu đãi, thấp hơn biểu phí hiện hành. Đồng thời, phí bảo lãnh ngân hàng cũng nên gắn với mức độ rủi ro. Ngoài cách phân biệt tỷ lệ phí theo bảo lãnh có ký quỹ hoặc bảo lãnh không ký quỹ như hiện tại, có thể phân biệt tỷ lệ phí theo tiêu thức thời gian, ngắn hạn và trung dài hạn theo cấu trúc kỳ hạn tương tự như lãi suất.

- Đối với các khách hàng lớn có quan hệ nhiều dịch vụ với ngân hàng, Chi nhánh nên nghiên cứu triển khai áp dụng các phương pháp định giá trên cơ sở phân tích lợi ích – chi phí tổng thể, dể từ đó có thể đưa ra mộtmức giá có tính cá biệt hóa, đáp ứng nhiều mục tiêu của quản trị quan hệ khách hàng.

- Với khách hàng bảo lãnh thường xuyên tại ngân hàng có thể áp dụng mức phí ưu đãi thấp hơn công bố hoặc không áp dụng mức tối thiểu dành cho khách hàng thường xuyên có mức độ tín nhiệm tốt. Hoặc áp dụng chính sách chi phí “ trọn gói” theo từng năm bất kể doanh số bảo lãnh trong năm là bao nhiêu.

- Với các món bảo lãnh số tiền lớn có đủ tài sản bảo đảm mức phí có thể áp dụng theo thương lượng hoặc giảm dần theo số tiền cần bảo lãnh.

3.2.5. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi phí trong hoạt động bảo lãnh

Chi phí của dịch vụ bảo lãnh bao gồm 2 bộ phận chính: các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp. Đối với các chi phí gián tiếp, với cách thức tổ chức hạch toán kế toán như hiện nay, các chi phí này vẫn chưa thể phân bổ một cách chính xác được.

- Hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán. Cần nghiên cứu áp dụng cách thức hạch toán thích hợp để có cơ sở tính toán, phân bổ chi phí cho DVBL để

có cơ sở đề ra các biện pháp quản lý thích hợp.

- Trên cơ sở chiến lược kinh doanh tổng thể và mục tiêu phát triển dịch vụ bảo lãnh của NH trong từng thời kỳ, cần phải hoạch định chính sách chi phí đối với DVBL phù hợp. Chỉ trên cơ sở hoạch định chính sách chi phí mới có thể tiến hành công tác phân tích, đánh giá và thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với các khoản mục chi phí về mức độ và về cơ cấu.

- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí trực tiếp và gián tiếp cho kinh doanh dịchvụ bảo lãnh trên cơ sở bảo đảm thực hiện các mục tiêu và chính sách đã hoạch định.

3.2.6. Đổi mới cách tiếp cận về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh về cơ bản là tương đồng với các rủi ro trong nghiệp vụ cấp tín dụng. Trong đó, rủi ro tín dụng xuất phát từ việc phải trả thay cho khách hàng là loại rủi ro cơ bản nhất.

Trước hết, cần thay đổi cách tiếp cận về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh theo 2 định hướng căn bản sau:

- Cần đặt vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh một cách có hệ thống. Cách tiếp cận này xuất phát từ lý thuyết về quản trị rủi ro. Theo cách tiếp cận này, quá trình quản trị rủi ro được thực hiện theo các công đoạn có nội dung ác định, được tiến hành bằng những công cụ nhất định và có tính toàn diện, tính hệ thống, không chia cắt và xem xét riêng rẽ vấn đề rủi ro bảo lãnh.

- Rủi ro trong king doanh dịch vụ bảo lãnh cần được xem xét trong tương quan với các mục tiêu cạnh tranh và sinh lời, không đơn thuần xem xét theo một mục tiêu là hạn chế rủi ro.

Trên cơ sở đó, Chi nhánh cần tập trung giải quyết tốt một số vấn đề nổi bật sau:

- Tiến hành thu thập dữ liệu, phân tích, nhận diện các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động bảo lãnh; nguyên nhân, cơ chế, các lĩnh vực, các đối tượng có khả năng xuất hiện rủi ro cao. Trên cơ sở đó, tiến hành vận dụng các phương pháp đánh giá, đo lường rủi ro, phân loại những rủi ro trọng yếu cần tập trung nguồn lực để kiểm soát và có biện pháp tài trợ phù hợp.

- Nâng cao chất lượng của hệ thống thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin. Đối với hoạt động bảo lãnh rủi ro chủ yếu xuất phát từ tình trạng thông tin bất đối xứng dẫn đến hậu quả lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Đặc biệt tình trạng của các NH Việt Nam hiện nay là phải đối diện với tình trạng thông tin không trung thực ảnh hưởng đến chất lượng thông tin không đảm bảo. Trong hoạt động bảo lãnh, BIDV Đắk Nông cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy, cần hoàn thiện khâu thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng của thông tin.

- Hoàn thiện khâu thẩm định bảo lãnh. Thẩm định bảo lãnh phải được coi là khâu then chốt nhằm đi đến quyết định cấp bảo lãnh. Cần hoàn thiện khâu này theo hướng mở rộng nội dung thẩm định toàn diện hơn để công tác thẩm định làm cơ sở cho việc lấy quyết định không chỉ là quyết định cấp bảo lãnh mà các quyết định về mức phí, tài sản bảo đảm, điều khoản hạn chế trong hợp đồng bảo lãnh. Để làm tốt khâu này, cần chú ý một số điểm quan trọng sau:

+ Cán bộ tín dụng phải thẩm định dự án một cách cẩn thận và kỹ càng trước khi trình ký nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động bảo lãnh.

+ Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành như cơ quan T, Sở Kế hoạch và Đầu tư… để nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư.

+ Tổ chức và khai thác một cách có hiệu quả công tác thông tin tín dụng của NHNN nhằm nắm bắt thông tin về tình hình quan hệ tín dụng, năng

lực tài chính, hồ sơ pháp lý, tình hình nợ xấu…để phòng tránh các rủi ro xảy ra do thiếu thông tin, thông tin bất cân xứng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cả về mức độ và chất lượng của công tác kiểm tra, kiểm soát. Hiện đang có một xu hướng chủ quan do trong thực tế hoạt động bảo lãnh chưa xảy ra rủi ro nên buông lỏng công tác kiểm tra, kiểm soát. Đây là một xu hướng cần tránh. Cần nhận thức là khả năng xảy ra rủi ro trong hoạt động bảo lãnh sẽ lớn nếu công tác này bị buông lỏng. Do đó, cần phải thực hiện kiểm tra hoạt động bảo lãnh thường xuyên, kiểm tra việc chấp hành các quy chế, quy trình bảo lãnh, phát hiện các sai sót trong xử lý quy trình nghiệp vụ từ đó kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Giám sát khách hàng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với người hưởng lợi là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong nghiệp vụ bảo lãnh.

- Đa dạng hóa danh mục bảo lãnh vừa là một biện pháp nhằm gia tăng quy mô cung ứng dịch vụ bảo lãnh, phát triển thị phần nhưng đồng thời cũng là giải pháp cho vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Thông qua đa dạng hóa danh mục bảo lãnh, NH có thể tối thiểu hóa rủi ro đặc thù. Tuy nhiên, để thực hiện tốt việc đa dạng hóa, NH cần phải tiến hành tốt công tác nhận diện rủi ro, thu thập dữ liệu để đánh giá tương quan giữa các ngành, các lĩnh vực, các đối tượng khách hàng để lựa chọn và điều chỉnh danh mục.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)