Với Chính phủ và ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 88 - 90)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1.Với Chính phủ và ngân hàng nhà nước

Môi trường kinh tế phát triển ổn định lành mạnh sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tiền tệ - ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Bất ổn về kinh tế chính trị xã hội luôn đem lại những rủi ro bất khả kháng đối với ngân hàng và doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh. Vì vậy, Chính phủ cần ổn định môi trường chính trị xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô, xây dựng cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tiền tệ, tín dụng và giá cả. Làm được như vậy, Chính phủ sẽ duy trì được một môi trường thuận lợi, lành mạnh cho hoạt động của ngân hàng.

Chính phủ và NHNN cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Những năm gần đây, hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng đã được dần hoàn thiện tuy nhiên trong lĩnh vực bảo lãnh các quy định pháp quy còn khá sơ sài. Ở nước ta hiện nay chưa có luật dành riêng cho hoạt động bảo lãnh. Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, bảo lãnh chỉ được đề cập đến trong một số văn bản dưới luật của NHNN nên tính ổn định không cao và bị vô hiệu trong trường hợp bị điều chỉnh bởi luật khác, gây nên sự chồng chéo trong quản lý và rủi ro cho các bên tham gia trong hoạt động này. Vì vậy, các

cơ quan có thẩm quyền cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý theo hướng đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch thương mại quốc tế đặc biệt là các giao dịch bảo lãnh có liên quan đến yếu tố người nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam nên tham gia phê chuẩn công ước quốc tế về HĐBL như Công ước Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự phòng (Công ước Uncitral). Một khi Công ước quốc tế này được phê chuẩn sẽ tạo điều kiện hỗ trợ các NH trong nước khi có tranh chấp, các ngân hàng trong nước sẽ có được sự bình đẳng với đối tác nước ngoài, tránh được các rủi ro pháp lý trong các giao dịch bảo lãnh có yếu tố quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng nói chung và HĐBL nói riêng. Riêng đối với hoạt động bảo lãnh ngân hàng, NHNN cũng cần nghiên cứu để xây dựng những tiêu chí kiểm tra, kiểm soát có tính đặc thù cho hoạt động này thay vì chỉ đơn thuần coi đây là một hoạt động cấp tín dụng. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành các chuẩn mực về nghiệp vụ bảo lãnh theo hướng nâng cao các tiêu chí về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

NHNN giám sát các ngân hàng thực hiện các quy chế của NHNN đồng thời nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, phát hiện kịp thời những tồn tại và sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Muốn vậy, phải chú trọng đến trình độ nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra. Nhưng như vậy không có nghĩa là NHNN can thiệp quá sâu vào hoạt động của ngân hàng, gây cản trở tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng. NHNN cần kết hợp hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 88 - 90)