Với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 90 - 96)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Với NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam

- Nâng cao tính tự chủ nhiều hơn nữa cho các chi nhánh trực thuộc về quyền quyết định cấp bảo lãnh như hạn mức số tiền để các chi nhánh không bị hạn chế trong nỗ lực tìm kiếm khách hàng.

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến, hướng dẫn những văn bản quy định, đồng thời tạo điều kiện cho các chi nhánh trực thuộc có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Ngoài ra, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần sớm thành lập bộ phận chuyên trách hỗ trợ về Luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho thấy bộ phận này rất cần thiết và hữu ích. Đây là việc ngân hàng cần làm ngay bởi trong xu thế hội nhập toàn cầu, các giao dịch bảo lãnh trong và ngoài nước ngày càng nhiều để phòng khi có tranh chấp xảy ra mới quay lại xem hồ sơ gốc, tìm hiểu luật và xin tư vấn các văn phòng luật sư thì quá trễ. Việc ra đời bộ phận chuyên trách hỗ trợ, tư vấn về pháp luật sẽ giúp nhân viên tác nghiệp bớt áp lực về công việc và tập trung vào nghiệp vụ nhiều hơn, góp phần chăm sóc khách hàng được tốt hơn, chuyên nghiệp hơn và quan trọng là ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro về pháp lý và tránh được bất lợi khi có tranh chấp xảy ra.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: Trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần phải hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tạo tiền đề cho sự phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh và các kênh phân phối sản phẩm. Ngân hàng cần hoàn thiện công nghệ, đặc biệt là công nghệ tin học sử dụng trong hoạt động bảo lãnh. Nâng cấp việc truy xuất thông tin từ phần mềm hiện có một cách tự

động, hạn chế việc thủ công, giảm thời gian và chi phí trong việc xử lý chứng từ, giảm thời gian trong việc cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin báo cáo. Từ đó, Ngân hàng có thể chủ động viết những chương trình ứng dụng nhỏ, riêng lẻ trên cở sở phát triển chương trình lõi hiện có để phục vụ việc tác nghiệp và báo cáo trong hoạt động bảo lãnh.

Ngoài ra với định hướng phát triển đi kèm công nghệ hiện đại, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần có chiến lược tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ có uy tín để đặt hàng xây dựng các chương trình hiện đại hơn, nhằm hiện đại hóa hơn nữa công nghệ ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh

Kết luận Chương 3

Trong chương 3, luận văn xuất phát từ định hướng hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Đắk Nông để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NH này. Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp chính và 3 giải pháp hổ trợ.

Luận văn cũng đã đề xuất các kiên nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp nói trên.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra và đã giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại;

- Luận giải nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHTM

- Luận giải các vấn đề liên quan đến nội dung, tiêu chí, phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh bảo lãnh của ngân hàng thương mại

- Phân tích bối cảnh của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của BIDV Đắk Nông trong khoảng thời gian từ 2013 – 2015.

- Phân tích các hoạt động mà BIDV Đắk Nông đã triển khai trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh từ 2013 - 2015.

- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Đắk Nông từ 2013 – 2015.

- Trên cơ sở phân tích rút ra các đánh gía chung về những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

Trong chương 3, luận văn xuất phát từ định hướng hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại BIDV Đắk Nông để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo lãnh tại NH này. Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp chính: Đẩy mạnh các hoạt động phát triển khách hàng; Đa dạng hóa cơ cấu dịch vụ bảo lãnh theo sản phẩm; theo đối tượng khách hàng và theo ngành nghề; Nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo lãnh; Hoàn thiện công tác định giá phí trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh; Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi phí trong hoạt động bảo lãnh; Đổi mới cách tiếp cận về quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh và 3 giải pháp hổ trợ.

Luận văn cũng đã đề xuất các kiên nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để tạo điều kiện thực hiện tốt các giải pháp nói trên.

[1]. Võ Thị Thúy Anh - Lê Phương Dung (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính.

[2] Nguyễn Hữu Đức (2008),URDG 758 có gì mới,

[3]. Nguyễn Ninh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống Kê, TP HCM

[4]. Lê Nguyên (1997), Bảo lãnh ngân hàng và tín dụng dự phòng, NXB Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh.

[5]. Nguyễn Thụy Ngọc Oanh, Luận văn Thạc sỹ “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Daklak”, Đại học Đà nẵng (2014)

[6]. Hà Thị Ngọc Oanh (2005), Hướng dẫn thực hành thư tín dụng dự phòng,

NXB Thống Kê.

[7] Đặng Thị Khánh Phượng (2010), Luận văn thạc sỹ “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng

[8]. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

[9]. Lê Phương Thảo, Luận văn thạc sỹ “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam”, Đại học Đà Nẵng.

[10]. Nguyễn Thị Thơm, (2011), Luận văn thạc sỹ “Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”, trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh

[12]. Đinh Xuân Trình dịch- TS.NGƯT.Nguyễn Đức Dị hiệu đính (2007), Bộ tập quán quốc tế về L/C các văn bản có hiệu lực từ 01/07/2007 của Phòng thương mại quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 90 - 96)