Các giải pháp hổ trợ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 85 - 88)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Các giải pháp hổ trợ

a. Nghiên cứu xây dựng một bộ phận phụ trách hoạt động bảo lãnh phù hợp

Thành lập một bộ phận chuyên trách nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh và tài trợ thương mại. Đây là một bộ phận nhỏ thuộc Phòng Khách hàng doanh nghiệp có chức năng chuyên nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh như

nghiên cứu nhu cầu của thị trường để hoàn thiện những sản phẩm hiện có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu các biện pháp nhằm quảng bá các sản phẩm bảo lãnh và nghiên cứu các biến động của môi trường tác động tới hoạt động bảo lãnh.

b. Chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện nhân sự thực hiện dịch vụ bảo lãnh

- Nâng cao chất lượng công tác tuyền dụng nhân sự

Hoạt động bảo lãnh có tính chuyên môn hoá cao, mỗi bước trong quy trình được thực hiện bởi một chức danh chuyên trách nên việc tuyển dụng nhân sự có tiêu chuẩn phù hợp về trình độ chuyên môn, tính cách, tư cách đạo đức, kinh nghiệm làm việc là hết sức cần thiết.

Để nâng cao chất lượng công tác tuyền dụng nhân sự trước hết cần nghiên cứu kỹ nhân sự hiện hữu sau khi đã bố trí công việc hợp lý, phù hợp theo năng lực cán bộ, còn thiếu khâu nào bộ phận nào thì đưa ra yêu cầu tuyển dụng phù hợp với trình độ chuyên môn của phần việc đó như vậy việc tuyển dụng sẽ sát sao hơn.

Cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh là các nhân viên có khả năng phân tích tín dụng và có kỹ năng bán hàng. Như vậy ngoài việc phải hiểu rõ những đặc tính của sản phẩm, nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ thì cần phải có các kỹ năng tiếp thị và giao tiếp tốt.

- Nâng cao chất lượng khâu đào tạo, huấn luyện

Với đội ngũ cán bộ nghiệp vụ bảo lãnh ở Chi nhánh hiện nay phần nhiều là cán bộ trẻ nên còn nhiều hạn chế trong chuyên môn cũng như kinh nghiệm, chưa am hiểu hết các lĩnh vực mà khách hàng yêu cầu. Đây cũng là một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến việc mở rộng bảo lãnh và phát triển các dịch vụ tại Chi nhánh.

trước hết BIDV Đắk Nông cần tổ chức và tăng cường hơn nữa công tác đào tạo. Công tác đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhân viên cần được thực hiện một cách thường xuyên, khuyến khích người lao động tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tăng cường đào tạo bổ sung các kỹ năng bổ trợ cho công việc: kỹ năng bán hàng, bán chéo sản phẩm, kỹ năng phỏng vấn, lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, giải quyết tình huống,...

Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho các cán bộ nhân viên để phổ biến chính sách mới, văn bản mới của Ngân hàng và các cơ quan bên ngoài liên quan nhằm đảm bảo các cán bộ nhân viên nắm bắt nội dung và vận dụng thống nhất.

Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, hội thi nghiệp vụ giỏi nhằm khuyến khích tinh thần học hỏi nâng cao nghiệp vụ, qua đó cũng có thể đánh giá được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên từ đó có những chương trình đào tạo, tái đào tạo phù hợp.

Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ nhân viên.

c. Hoàn thiện cơ chế thi đua, khen thưởng, chế tài trách nhiệm, theo hướng gắn kết quả thực hiện công việc với quyền lợi và nghĩa vụ.

BIDV Đắk Nông cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ nhân viên để thu hút được chất xám và đồng thời cũng hạn chế tình trạng chảy chất xám của BIDV, nhất là đối với tầng lớp trẻ. Đồng thời cần tạo môi trường làm việc lành mạnh để nhân viên phát huy hết khả năng làm việc cho ngân hàng, gắn bó lâu dài với ngân hàng

Cần sắp xếp lại lao động, bố trí nhân sự đúng người, đúng việc, đúng với năng lực và phát huy tối đa sở trường, phát huy thế mạnh của từng cá nhân, xóa bỏ chủ nghĩa quân bình mà thay vào đó là sự công bằng.

Công khai cơ chế thăng tiến cho toàn bộ cán bộ nhân viên, để nhân viên có mục tiêu và ý chí phấn đấu vươn lên. Định kỳ cần có sự kiểm tra sát hạch các vị trí quản lý để xác định năng lực đáp ứng các vị trí này nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Cần có chính sách khen thưởng những nhân viên công tác xuất sắc, nhằm khuyến khích mọi người phấn đấu tích cực trong công việc. Ngược lại, cũng cần có chế độ trách nhiệm và chế tài đối với những hành vi tiêu cực hoặc không có tinh thần phấn đấu, làm hạn chế kết quả công tác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk nông (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)