Ngân sách nhà nước cấp huyện được phân cấp quản lý giữa quận và các xã, thị trấn là một tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước bao gồm hai cấp. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phịng nên cần phải có nguồn tài chính nhất định.
Phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý điều hành thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách. Phân cấp quản lý chi ngân sách là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội một cách cụ thể và thực sự nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách chế độ các nguồn tài chính và phân hối, sử dụng cơng bằng, hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Điều 38 Nghị định 163/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương gồm:
- Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 Điều này; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp do địa phương quản lý theo quy định của pháp luật; Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và cơng nghệ; Quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao cho địa phương quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thơng tin;Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường; Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; quy hoạch; thương mại, du lịch; hoạt động kiến thiết thị chính; các hoạt động kinh tế khác; Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt
Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam ở địa phương; Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do chính quyền cấp tỉnh vay;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương;
- Chi chuyển nguồn sang năm sau của ngân sách địa phương;
- Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.
Phân cấp quản lý chi NSNN thể hiện chính quyền các cấp được giao những nhiệm vụ chi cụ thể, có quyền tự chủ về ngân sách và quyền thực thi các chức năng hành chính trong phạm vi địa phương mình. Thơng qua phân cấp quản lý chi NSNN, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp được xác định cụ thể. Đồng thời, việc phân cấp cịn phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa chính quyền địa phương với chính quyền cấp trên. Phân cấp quản lý ngân sách địa phương đúng đắn và hợp lý sẽ tăng được tính chủ động, tự chủ của địa phương đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền địa phương và tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước; cho phép quản lý và kế hoạch hóa tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn. Đồng thời, phân cấp quản lý ngân sách cịn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý KT-XH ngày càng hồn thiện hơn.
Như vậy, có thể nói phân cấp chi NSNN cấp huyện là một tất yếu khách quan, nó bắt nguồn từ sự phân cấp kinh tế và hệ thống tổ chức hành chính cấp
cấp chính quyền cấp huyện trong việc ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức liên quan đến chính sách. Phân cấp chi ngân sách cấp huyện còn là việc giải quyết các mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, đồng thời xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện chu trình ngân sách.