Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 76 - 80)

TT Tên đơn vị

3.2.3. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong hoạt động

Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của nhiều nước trên thế giới. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả cần đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền huyện, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn trong điều kiện nguồn nhân lực ngân sách huyện có giới hạn. Để thực hiện nội dung này cần tiến hành các giải pháp sau:

Một là, đưa tiết kiệm thành chế định pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả

trong thực hiện. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội để đưa ra các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm khác nhau, chính sách tiết kiệm tập trung vào rà sốt, cắt giảm những chương trình, dự án kém hiệu quả, tăng cường giám sát chi thường xuyên của cơ quan nhà nước, theo đó một số định mức về tiêu chuẩn đi công tác bằng máy bay của các cấp lãnh đạo, việc sử dụng xe ô tô, chế độ tiếp khách được điều chỉnh thấp so với mức trước đây.

Các văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính cần đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách nhằm đảm bảo tập trung khơng dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các cơ quan nhà nước phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Cơng tác lập dự tốn kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng. Các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào hệ thống định mức chỉ tiêu quy định tại Luật Ngân sách đồng thời được Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự tốn cho cơ quan, đơn vị mình. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế, xã hội và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ

bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả;

Hai là, Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng hệ

thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cụ thể hóa các định mức, tiêu chuẩn chế độ để thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Trường hợp chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là tiết kiệm; trường hợp chi vượt hoặc chi đúng hoặc dưới định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ được xem là lãng phí. Đây chính là căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát việc thực hiện chỉ tiêu ngân sách;

Ba là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm các hoạt động của cơ

quan nhà nước, theo đó hàng năm sẽ đánh giá, chấm điểm đối với từng chương trình, dự án để xem xét tính hiệu quả và việc chi tiêu kinh phí NSNN cho các hoạt động.

Đối với các dự án lơn, nếu sử dụng nhiều vốn NSNN, sẽ thành lập Ban quản lý dự án; với những dự án có tính đặc thù về kỹ thuật, cơng nghệ (công nghệ thông tin, kiến trúc, xây dựng…) sẽ có những yêu cầu về giám sát việc sử dụng vốn riêng. Công tác giám sát việc quản lý, sử dụng NSNN của các dự án này căn cứ vào tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi tiêu, mức chi tiêu trước đó cũng như định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bốn là, xây dựng hệ thống kế toán ngân sách thực hiện trên máy tính cho

phép theo dõi quá trình chi tiêu ngân sách của tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách từ trung ương đến địa phương theo thời gian. Như vậy, có thể quản lý chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, trên cơ sở đó đưa ra các phân tích và điều

Năm là, trong tổ chức thực hiện cần tăng cường trách nhiệm của người

đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN và xử lý nghiệm các vi phạm liên quan đến việc sử dụng NSNN lãng phí là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí. Theo đó, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra vi phạm; tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tăng cường công tác kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; kiểm tra việc sử dụng ngân sách; kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, biện pháp, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn.

Thường xuyên thực hiện việc sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy trình tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo quà trình lập, phân bổ chấp hành và quyết toán ngân sách xã đạt hiệu quả cao nhất. Việc ban hành các chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu, định mức chế độ tiết kiệm phải có các giải pháp chinh sách hỗ trợ, khen thưởng, khuyến khích nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ngồi ra, việc áp dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng và điều hành hoạt động chi tiêu NSNN giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thơng tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.

Tóm lại, việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí phải được xác định rõ về

mục tiêu, chỉ tiêu và có chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều này không những giúp cho việc định lượng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu chuẩn, chế độ mà còn tạo

thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn tình trạng thất thốt lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)