Một là, nhận thức của Lãnh đạo chính quyền cấp huyện về tầm quan trọng
và trách nhiệm trong quản lý chi NSNN tại địa phương.
Để tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý chi ngân sách, lãnh đạo chính quyền cấp huyện phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý chi NSNN, đó là chi NSNN phải được quản lý đầy đủ, toàn vẹn ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ lập dự toán NS – chấp hành NS – quyết toán NS). Phải nắm vững yêu cầu của nhà nước về thực hiện đảm bảo chi NSNN; các đối tượng
được thụ hưởng từ NSNN địa phương đang quản lý. Đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như chính sách vĩ mơ về tài chính tiền tệ; ảnh hưởng của hội nhập; ảnh hưởng của kinh tế thị trường… Lãnh đạo chính quyền cấp huyện ở mỗi địa phương cần phải tìm ra những giải pháp phù hợp, phải sử dụng những cơng cụ, chính sách tác động một cách linh hoạt, sắc bén, có trọng điểm, có mục tiêu và phương hướng rõ ràng để động viên mọi nguồn lực xã hội, kích thích sự sáng tạo, trọng dụng tài năng nhằm kích thích mọi động lực phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Hai là, tổ chức bộ máy và cán bộ. Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy
quản lý chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mơ nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, giữa các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý NSNN. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý chi theo chức năng, trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên và cấp dưới trong q trình phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của CQĐP các cấp khơng rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình quản lý chi ngân sách
Ba là, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý.
Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu thập thông tin thủ công thực sự khơng cịn phù hợp cả về chất lượng và thời gian, khơng
công nghệ của thời đại mới, việc sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, cần đẩy mạnh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi NSNN; triển khai ứng dụng các phần mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN, phối hợp quản lý thu, thực hiện kiểm soát chi, quản lý dự toán chi NSNN, thực hiện thanh toán điện tử,…
Bốn là, hệ thống kiểm sốt, thanh tra.
Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham nhũng lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tốt tích cực; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước; của các đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là nhân tố có tác động lớn đến tính hiệu lực, hiệu quả của cơng tác quản lý NSNN nói chung và của cơng tác quản lý chi NSNN nói riêng. Nội dung, phạm vi và đối tượng của công tác kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động của chi NSNN rất đa dạng. Việc kiểm tra, thanh tra có thể được tiến hành với tất cả các khâu hoặc các lĩnh vực hoạt động của chi NSNN từ khâu lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN đến các đơn vị có liên quan tới thực hiện chi NSNN. Cấp độ kiểm tra, thanh tra cũng đa dạng: kiểm tra, thanh tra của chính phủ; kiểm tra, thanh tra chuyên ngành; kiểm tra, thanh tra nội bộ.
Ngoài những nhân tố kể trên, nội dung của cơ cấu chi NSNN của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội trong đó có sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái.