Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 31 - 33)

Thứ nhất, hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mơ của nhà nước.

Đó là sự ảnh hưởng của những hệ thống các văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách. Cụ thể là các văn bản quy định phạm vi, đối tượng chi ngân sách của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết tốn ngân sách; quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý chi ngân sách và sử dụng quỹ ngân sách; quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu... Các văn này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi Nhà nước phải ban hành những văn bản đúng đắn, phù hợp với điều thực tế thì cơng tác quản lý chi NSNN mới đạt được hiệu quả

Nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc lớn vào các chính sách vĩ mơ mà quốc gia đó đang thực hiện, gồm chính sách kinh tế, chính sách xã hội,… khi các chính sách vĩ mơ phù hợp, phát huy hiệu quả sẽ tác động tới sự cân bằng thu, chi ngân sách, sự ổn định xã hội. Các cơng cụ của chính sách kinh tế vĩ mơ

gồm: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại,…

Thứ hai, trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

NSNN là tổng hòa các mối kinh tế - xã hội, do vậy luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng. Cụ thể:

Về kinh tế: như chúng ta đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với q trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong q trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển, nền tài chính càng ổn định và phát triển thì vai trị của NSNN ngày càng được nâng cao thơng qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

Về xã hội: xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên mơi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay là nhân tố tích cực để Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế, mở ra cơ hội và điều kiên thuận lợi cho q trình hội nhập kinh tế tồn cầu.

Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý NSNN mà trọng tâm là hoàn thiện phân

cấp quản lý NSNN: Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực

để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT-XH ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo sự chủ động và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng cơng bằng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả cao phục vụ các mục tiêu đã được hoạch định.

Trong quy định của Luật thì dù phân cấp ngân sách nhưng ngân sách của các cấp chính quyền địa phương không bao giờ được phép bội chi. Do đó để đảm bảo cơng bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, địa phương, ngân sách cấp trên sẽ thực hiện chi bổ sung ngân sách cho cấp dưới. Mức bổ sung được tính tốn trên cơ sở nguồn thu, nhiệm vụ chi và tiêu chuẩn định mức do Chính phủ quy định.

Phân cấp quản lý NSĐP đúng đắn và hợp lý sẽ tăng được tính chủ động tự chủ của địa phương, đảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì, phát triển hoạt động của các cấp chính quyền địa phương và tạo điều kiện phát huy các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước, cho phép quản lý và kế hoạch hóa tốt hơn, điều chỉnh mối quan hệ giữa các cấp chính quyền cũng như mối quan hệ giữa các cấp ngân sách được tốt hơn. Đồng thời, phân cấp ngân sách cịn có tác động thúc đẩy phân cấp quản lý KT-XH ngày càng hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)