Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền huyện đối với quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

TT Tên đơn vị

3.2.1. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền huyện đối với quản lý chi ngân sách nhà nước

hành của bộ máy chính quyền huyện đối với quản lý chi ngân sách nhà nước

Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn mới cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước, trong thời gian tới cấp ủy các cấp, bộ máy chính quyền của huyện cần phải quan tâm hơn nữa một số nội dung sau đây:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt một cách sâu sắc các chỉ thị, nghị

quyết của Đảng, Nhà nước các cấp để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý ngân sách nhà nước; phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt, đối với cấp ủy và người đứng đầu các tổ chức, đơn vị để có đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với tình hình mới.

Hai là, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở trước hết phải

đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp ra nghị quyết theo hướng ngắn gọn, thiết thực, mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các nghị quyết của

Đảng, pháp luật của Nhà nước chú trọng kiểm tra những mặt còn tồn tại trong hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước.

Ba là, huyện ủy cần đề ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế xã hội

phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở cho chính quyền các cấp bám sát trong triển khai thực hiện, nhất là trong quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong giám sát quá trình quản lý ngân sách và chi tiêu theo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chế độ. Huyện ủy cần phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. UBND huyện cần phải đưa nội dung quản lý chi ngân sách vào chương trình cơng tác thường kỳ hàng tháng, quý để kiểm tra đánh giá cụ thể. Đảng bộ phải lãnh đạo cấp ủy Đảng và kết hợp với Nhà nước quản lý chi ngân sách ở các cấp. Đảng phải có trách nhiệm trong việc quán triệt luật NSNN, tuyên truyền cho đường lối của Nhà nước trong quản lý chi tiêu công và lồng ghép vào các Nghị quyết của Đảng để lãnh đạo cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn thực hiện có hiệu quả. Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP trong việc tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm TSCĐ, đầu tư cơng góp phần kiềm chế lạm phát.

Bốn là, mở rộng dân chủ trong Đảng thông qua cơ chế đối thoại giữa lãnh

đạo của Đảng và đội ngũ CBCC cũng như các tầng lớp nhân dân. Đảng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân nói chung cũng như đội ngũ CBCC nói riêng để ra những chỉ thị, nghị quyết phù hơp với tình hình.

Năm là, bên cạnh đổi mới phương pháp lãnh đạo của Đảng cũng cần nâng

cao năng lực lãnh đạo quản lý của bộ máy chính quyền của huyện. Trước hết là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND, đẩy mạnh hoạt động giám sát, tái giám sát, mở rộng các hính thức tiếp xúc cử tri tăng cường cơng tác tiếp dân, kịp thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn xem xét, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Đối với UBND huyện cần xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của UBND; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

từng thành viên, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm trước phần việc được giao. Khi hoạt động của UBND đi vào quy củ, nề nếp sẽ góp phân nâng cao ý thức, thái độ trách nhiệm của CBCC đối với công việc được giao. Nâng cao năng lực quản lý NSNN ở các cấp chính quyền, thực hiện việc chi tiêu đúng chế độ, giảm các khoản chi không cần thiết. Các địa bàn thu không đạt kế hoạch phải giảm chi tương ứng, chi bổ sung những khoản chi phát sinh thực sự cấp thiết, tập trung cho đầu tư phát triển và phòng dịch bệnh thiên tai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)