TT Tên đơn vị
3.3.1. Đối với Chính phủ
Để làm tốt công tác quản lý NSNN các cấp, tăng thêm hiệu quả các hoạt động quản lý ngân sách, Nhà nước cần hoàn thiện một số vấn đề về cơ chế quản lý chi NSNN như:
+ Có chế độ chi tiêu tài chính phù hợp cho từng nhiệm vụ chi, để tránh tình trạng chi tiêu tuỳ tiện, cần ban hành các văn bản quy định cụ thể về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính như chi về lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hố thơng tin, ... như vậy chúng ta mới có các căn cứ quản lý thanh tốn và kiểm tra, giám sát.
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hơn nữa nhằm thực hiện chê độ giao quyền tự chủ về tài chính cho tồn bộ các đơn vị sử dụng NSNN.
+ Chính phủ, Bộ tài chính cũng cần tiếp tục ban hành các văn bản hoàn thiện cơ chế khốn biên chế, khốn chi hành chính và các văn bản quy định các tiêu chí đánh giá, lượng hóa mức độ hồn thành nhiệm vụ của các đơn vị nhận khoán. Đây là căn cứ cho đơn vị sử dụng ngân sách xây dựng định mức công việc nội bộ và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, cơng chức.
Hồn thiện nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp trong tình hình mới.
Với các hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách cần được cập nhật thường xuyên phù hợp với thực tiễn và linh hoạt đối với các vùng, miền khác nhau. Nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương cần ổn định lâu dài, từng bước giao quyền tự chủ cho chính quyền các cấp.
- Về quy trình ngân sách địa phương cần cải cách theo hướng từng bước tăng cường tính độc lập tương đối của địa phương
Muốn đảm bảo tính độc lập tương đối của địa phương trong việc lập, quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết tốn ngân sách địa phương, thì ngồi việc quy định Quốc Hội chỉ quyết định và phân bổ dự toán NSTW, HĐND quyết định và phân bổ dự toán ngân sách địa phương theo quy định của luật, địa phương phải chấp hành, tạo điều kiện cho địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch và thực hiện chi NSNN nhằm đảm bảo các nhiệm vụ của mình theo quy định.