Nguyên nhân của những hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 68 - 72)

TT Tên đơn vị

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.

Một là, huyện Xuân Trường là địa phương nơng thơn nhưng diện tích hẹp,

dân số đơng với nền kinh tế có xuất phát điểm thấp khơng có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên là biển như các huyện bạn khác nên nguồn thu trên địa bàn không cao chỉ đáp ứng đươc phần nào nhu cầu chi ngân sách. Do vậy việc điều hành chi ngân sách chưa được linh động, chỉ cần một sự biến đổi về thu chi ngân sách hoặc trợ cấp của NSTW đã ảnh hưởng đến việc cân đối và quản lý điều hành NS của địa phương;

Hai là, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế trong nước cũng như thế giới,

lạm phát, giá cả tăng, tác động của mặt trái của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó Nhà nước cũng thắt chặt đầu tư cơng, cắt giảm các khoản chi thường xuyên, thị trường bất động sản ảm đạm, các doanh nghiệp kinh doanh trên tồn huyện gặp nhiều khó khăn gây thất thu NSNN, không cân đối được nguồn thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên. Bên cạnh đó là diễn biến bất thường của thời tiết của biến đổi khí hậu gây nên những tiên tai, dịch bệnh. Tất cả những yếu tố bất lợi đó đã làm cho nhiều dự án đầu tư chưa thực hiện được, một số cơng trình phải dãn tiến độ tạm ngừng thi cơng, chi phí duy tu sửa chữa giao thơng, đê điều phát sinh bổ sung nhiều so với dư toán từ đầu năm, ảnh hưởng đến công tác phân bổ và sử dụng ngân sách trên toàn huyện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác điều hành ngân sách cũng như việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của huyện trở nên khó khăn hơn;

Ba là, cơ chế chính sách của Nhà nước

- Hệ thống định mức không phù hợp: Căn cứ chi ngân sách là các chế độ định mức nhưng hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân

với nhu cầu), không phù hợp chậm đổi mới bổ sung nên trên thực tế nhiều chế độ định mức chỉ mang tính tính kế hoạch là chính ít được thực hiện. Nhiều laoij đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm ban hành dẫn đến hệ quả là chưa đủ cơ sở để quản lý với các hoạt động này;

- Hệ thống văn bản quản lý đầu tư cịn thiếu đồng bộ, khó thực hiện: Hệ thống văn bản quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua đã được các cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung thường xuyên nhưng nhìn chung cịn thiếu đồng bộ nhiều quy định còn chồng chéo, áp dụng vào thực tế khó thực hiện vì nhiều đơn giá định mức khơng cịn phù hợp nhưng vẫn chưa có văn bản để sửa đổi để phù hợp với thực tế hiện nay;

- Thời gian giao dự toán chậm: Mặc dù được quan tâm và đã có những tiến bộ nhất định trong thời gian qua song những chậm trễ trong quá trình giao dự tốn vẫn là một cản trở khơng nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách hiện nay. Ngun nhân chính ở đây là mơ hình ngân sách lồng ghép, ngân sách cấp dưới được lồng vào ngân sách cấp trên. Do vậy việc giao, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách của cấp dưới luôn phải chờ phê duyệt ngân sách của cấp trên. Điều đó có nghĩa là tính chủ động và khả năng phân tích, đánh đổi, sàng lọc, lựa chọn một cách thận trọng kỹ lưỡng các đề xuất, đề án chi tiêu phù hợp nhất hiệu quả nhất đối với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của các địa phương càng thấp càng khó khăn.

- Phân cấp chưa tạo ra thẩm quyền quyết định thực sự cho địa phương: Đối với địa phương chậm phát triển như huyện Xuân Trường, nguồn thu chính là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên thì khả năng và mức độ thay đổi tăng thu mà huyện có thể ảnh hưởng tới việc phát triển cơ sở thu hầu như rất hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng đến thẩm quyền quyết định chi của địa phương. Mặc dù về văn bản pháp luật Trung ương chỉ ràng buộc địa phương trong chi giáo dục – đào tạo, chi khoa học- cơng nghệ và dự phịng (khoảng 25% tổng chi thường xuyên) nhưng thực tế tỷ lệ chi chịu sự chi phối của Trung ương rất nhiều. Ví dụ, chỉ tính lương và các khoản có tính chất lương theo chế độ, chính sách của Nhà nước cho số lượng biên chế cho phép tại các địa phương đã chiếm trên dưới

50% chi thường xuyên của địa phương. Đối với Xuân Trường là địa phương có điều kiện khó khăn, khoản chi này lên tới 60%-70% tổng chi thường xun. Chính vì vậy, khả năng điều kiện để các địa phương chủ động quản lý chi ngân sách đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên toàn huyện là tương đối hạn chế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận ở chương 1, chương 2 đã nêu khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý NSNN huyện Xuân trường từ giai đoạn 2014-2016. Cụ thể đi sâu phân tích các nội dung:

Kết quả thu, chi ngân sách ngân sách giai đoạn 2014-2016. Nguồn thu và các khoản chi mỗi năm dần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại huyện, Bên cạnh đó đã nêu nên thực trạng hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện từ tổ chức bộ máy nhân sự đến tình hình lập dự tốn, sử dụng và quyết toán ngân sách của huyện. Từ đó có cơ sở đi sâu phân tích đánh giá những mặt được và hạn chế của công tác quản lý chi ngân sách đồng thời nêu lên những nguyên nhân tác động đến công tác quản lý chi NSNN tại huyện.

Trên cơ sở đó cho thấy mặc dù đã đạt được những kết quả song trong quá trình quản lý vẫn cịn bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tại huyện Xuân Trường giai đoạn 2014- 2016 và những năm tiếp theo. Sự hạn chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan đã được Luận văn nhận diện và phân tích. Điều này đặt ra những yêu cầu cấp bách trên nhiều mặt nhằm hoàn thiện nội dung và nâng cao hiệu quả và có giải pháp hồn thiện quản lý chi ngân sách.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)