FDI là một hoạt động kinh tế quan trọng và khá phức tạp liên quan đến rất nhiều vấn đề KT-XH của cả nước đi đầu tư và nhất là đất nước nhận đầu
tư. Do vây, QLNN đối với thu hút FDI là công tác cần thiết khách quan nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế nói chung.
Xét theo góc độ vĩ mô, QLNN đối với thu hút FDI sẽ huy động tối đa nguồn vốn FDI, các nguồn tài lực, vật lực của ngành, địa phương và của toàn xã hội.
Khi thực hiện QLNN đối với FDI sẽ bảo đảm thực hiện đúng những quy định pháp luật và yêu cầu kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư.
- FDI có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội theo cả hướng tích cực và tiêu cực. FDI góp phần cung cấp nguồn vốn cho phát triển, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn lao động... Tuy vậy, FDI còn tác động tiêu cực về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của nước nhận đầu tư. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các quan hệ kinh tế đối ngoại có thể kéo theo sự lệ thuộc kinh tế, sự phá hoại môi trường, những tranh chấp, sự tác động văn hỏa thậm chí cà sự bất ổn về chính trị. Do đó, thu hút FDI cần có sự quản lý của nhà nước để phát huy mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực và chỉ có nhà nước mới có đủ điều kiện và nguồn lực để quản lý FDI trong toàn bộ nền kinh tế.
- Do FDI được thực hiện bởi các cá nhân, pháp nhân và đại diện của các quốc gia khác và gắn liền với lợi ích của quốc gia đó nên nó liên quan đến vấn đề quan hệ quốc tế. Do đó nhà nước phải quản lý vì nếu có mâu thuẫn, tranh chấp, trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sẽ kéo theo mâu thuẫn về chính trị của các quốc gia, hậu quả là phá hoại mối quan hệ tương trợ lẫn nhau của hai quốc gia. Nhà nước cần phải tăng cường quản lý thu hút FDI, giữ gìn và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các quốc gia khác để tranh thủ sự trợ giúp tối đa của các nước.
- Khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào nước sở tại sẽ gặp không ít khó khăn, trở ngại. Do đó, quản lý nhà nước sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đầu tư, tạo môi trường tốt thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài. Ngoài những lợi ích và những rủi ro với nước nhận đầu tư, FDI còn mang lại những lợi ích và ẩn chứa nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tại nước nhận đầu tư, họ phải đối mặt với những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý mới mẻ. Đây là nhân tố ảnh hưởng tới các nhà đầu tư. Nếu môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư thuận lợi thì sẽ thu hút được các nhà đầu tư, nếu môi trường đầu tư không thuận lợi thì sẽ gây ảnh hưởng tới các nhà đầu tư từ đó làm suy giảm số lượng các dự án đầu tư dẫn đến gây ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội. Vì vậy FDI cần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước cần phải tạo ra một khung pháp lý thuận lợi để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư đồng thời hạn chế rủi ro cho họ, như vậy mới có thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài.