trực tiếp nước ngoài
1.2.6.1. Các nhân tố bên trong
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế , xã hội của quốc gia: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quốc gia ảnh hưởng tới việc thu hút Fdi và qua đó, ảnh hưởng tới QLNN về thu hút FDI.
Một nước có địa hình bằng phẳng, sẽ thuận lợi cho những dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thuận lợi cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chuyên chở hàng hóa,…Điều đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, các chính sách Nhà nước sẽ thuận lợi hơn trong thu hút FDI.
Ngược lại, những nước có địa hình núi non hiểm trở sẽ khó thu hút FDI như Lào chẳng hạn. Ngay ở trong một nước, những vùng có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên (địa hình, sông ngòi, nền đất,…) dễ dược các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn và ngược lại, ở những nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ít đầu tư những dự án đòi hỏi mặt bằng, giao thông thuận lợi. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến quyết định chính sách, cơ chế quản lý đối với thu hút FDI của nhà nước nhận đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, những nước có nhiều tài nguyên, khoáng sản đặc biệt những khoáng sản quý với trữ lượng lớn, rất dễ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện nguồn tài nguyên thế giới ngày càng trở nên khan hiếm, Chính phủ các nước đầu tư (phần nhiều là các nước phát triển) thường có chính sách hạn chế hoặc sử dụng tiết kiệm tài nguyên. Do đó, các nhà đầu tư ở nước ngoài này thường có xu hướng đầu tư sang các nước đang phát triển, những nước nghèo về kinh tế nhưng giàu tài nguyên vì chưa được khai thác để nhằm khai thác những nguồn tài nguyên ở những nước này. Theo đó, Chính phủ các nước đang phát triển, những nước nghèo, sẽ dễ dàng thu hút FDI hơn. Tuy nhiên, chính sách của những nước này cũng thường phải tính tới mức độ khai thác tài nguyên hợp lý để bảo đảm nguồn lực phát triển trong dài hạn, bảo đảm tránh được hệ lụy môi trường do khai thác tài nguyên quá mức gây ra.
Dân số, thu nhập cùng thói quen tiêu dùng của dân chúng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về thu hút FDI. Ở những nước có dân số đông và người dân có thói quen tiêu dùng nhiều, chính sách thu hút FDI của Chính phủ sẽ thuận lợi hơn. Bởi lẽ, dân số đông, thói quen tiêu dùng nhiều của người dân cho thấy tiềm năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm yếu tố này, họ muốn đầu tư vào những nước có tiềm năng tiêu thụ hàng hóa lớn để khai thác thị trường tiêu thụ của nước này.
Tương tự, thu nhập bình quân đầu người của quốc gia cao hay thấp cũng ảnh hưởng đến việc thu hút FDI, theo đó ảnh hưởng tới chính sách thu hút FDI của Chính phủ. Ở những nước có thu nhập bình quân đầu người không cao, sức mua và khả năng tiêu dùng thấp. Cac nhà đầu tư nước ngoài thường không đầu tư hoặc ít đầu tư vào những nước này khi mục đích đầu tư của họ là khai thác thị trường nội địa để tiêu thụ hàng hóa tại chỗ. Theo đó, chinh sách của Chính phủ nhà nước này sẽ thu hút FDI khó khăn hơn.
Mặt khác, những nước có trình độ phát triển thấp, tỷ lệ người biết chữ không cao sẽ kém hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó khăn hơn khi đào tạo nghề cho người lao động ở nước sở tại. Trong trường hợp này, Chính phủ nước thu hút FDI sẽ khó khăn hơn khi ban hành các chính sách để thu hút FDI.
Ngoài ra, thái độ dân chúng đối với người nước ngoài có thể khiến cho chính sách thu hút FDI của Chính phủ thành công hoặc thất bại. Người dân có thể không hợp tác với chính quyền khi họ ngăn cản các nhà ĐTNN triển khai xây dựng nhà máy tại vùng đất mà họ sinh sống. Vì vậy, các nhà ĐTNN khác sẽ e ngại hơn khi đầu tư vào những nước mà dân chúng kì thị người nước ngoài. Khi đó Chính phủ thường có chính sách thuyết phục người dân, giúp họ thấy được lợi ích của FDI, đồng thời sẽ đảm bảo lợi ích cho người dân trên thực tế. Vì vậy, Chính phủ nhiều nước thường luôn tính tới thái độ của dân với FDI khi xây dựng chính sách hut hút FDI.
Như vậy, điều kiện, tự nhiên, kinh tế - xã hội của một nước là một yếu tố ảnh hưởng khá nhiều tới QLNN về thu hút FDI của một nước.
- Chất lượng nguồn nhân lực:
Nhân lực là một yếu tố nguồn lực đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Nhà ĐTNN đầu tư vào một quốc gia, họ mang vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý vào nước đó. Họ có thể mang theo lao động của họ hoặc sử dụng lao động của nước sở tại. Những lao động mà họ đưa tới thường
là những lao động có trình độ kỹ thuật cao. Lao động mà họ cần sử dụng cho quá trình sản xuất đa số là lao động tại chỗ. Nguồn nhân lực này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI.
Nguồn nhân lực ảnh hưởng tới việc QLNN về thu hút FDI được thể hiện ở một số khía cạnh:
+ Giá nhân công rẻ sẽ khiến cho chi phí đầu tư của nhà đầu tư thấp, lợi nhuận mà họ thu được có thể cao. Do vậy, giá nhân công rẻ là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư. Theo đó, Chính phủ Nhà nước có lợi thế giá nhân công rẻ sẽ thuận lợi hơn khi ban hành các chính sách thu hút FDI.
+ Số lượng nhân công có sẵn, giá rẻ sẽ là yếu tố tác động tới nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi đối với các nhà đầu tư khi họ đầu tư vào những nước có sẵn lực lượng lao động. Trong trường hợp này, chính sách của Chính phủ ít phải đưa ra những chính sách để khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào những nước này.
+ Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện ở nhiều mặt như sức khỏe, trình độ, tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp,….
Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố mà nhà đầu tư quan tâm và ngày càng trở nên quan trọng đối với các quyết định của nhà ĐTNN. Theo thời gian, giá lao động cũng sẽ tăng lên. Lợi thế về nhân công giá rẻ của các nhà nước nhận đầu tư sẽ mất dần, yếu tố chất lượng lao động sẽ trở nên quan trọng hơn. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp lao động sẵn có, giá nhân công rẻ, nhưng chất lượng, trình độ thấp cũng sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy, nhân lực là yếu tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI và qua đó có tác động tới QLNN về thu hút FDI ở một quốc gia.
- Đội ngũ cán bộ QLNN về thu hút FDI
Cán bộ QLNN về thu hút FDI là người xây dựng cơ chế quản lý, chính sách thu hút FDI. Đồng thời họ là người tổ chức thực hiện cơ chế quản lý và
chính sách ấy. Đội ngũ cán bộ QLNN về thu hút FDI của một quốc gia bao gồm những người làm việc trong bộ máy QLNN về thu hút FDI, họ là những cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và những cán bộ là chuyên gia, chuyên viên, nhân viên,…thực hiện các chức năng nhiệm vụ, công việc khác nhau trong bộ máy quản lý đó. Ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ QLNN về thu hút FDI tới QLNN về thu hút FDI được thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:
+ Nhận thức về vai trò của FDI của đội ngũ cán bộ: khi nhận thức đúng về vai trò của FDI, đội ngũ cán bộ sẽ có quyết tâm cao và chủ động trong xây dựng và thực thi chính sách cơ chế quản lý để thu hút FDI. Theo đó, chất lượng QLNN về thu hút FDI sẽ được nâng cao.
Mặt khác, nhận thức của cán bộ QLNN về thu hút FDI không chỉ đúng mà còn thống nhất từ trên xuống dưới trong toàn bộ đội ngũ cán bộ này. Sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, công chức QLNN về thu hút FDI sẽ đưa đến thống nhất trong hành động, Điều này tạo sự thống nhất trong quản lý, bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng trong bộ máy QLNN về thu hút FDI. Điều đó đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của QLNN về thu hút FDI.
+ Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ QLNN về thu hút FDI.
Số lượng cán bộ QLNN về thu hút hợp lý là một yếu tố tạo nên hiệu quả của QLNN về thu hút FDI số lượng hợp lý là số lượng vừa đủ để đảm đương các nhiệm vụ trong bộ máy QLNN về thu hút FDI một cách tôt nhất. Số lượng cán bộ quá ít sẽ dẫn đến tình trạng những công việc, những nhiệm vụ không được thực hiện một cách tốt nhất do mỗi người có thể phải đảm đương quá nhiều việc, vượt quá khả năng, năng lực của mỗi người. Số lượng cán bộ quá đông sẽ gây cản trở việc thực hiện các chức năng quản lý, tăng chi phí quản lý. Trong cả hai trường hợp, hiệu quả QLNN về thu hút FDI đều không cao.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ QLNN về thu hút FDI bao gồm cơ cấu về vị trí chức năng (lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, chuyên viên, nhân viên); cơ cấu về chuyên mon được đào tạo, cơ cấu về trình độ được đào tạo, cơ cấu về độ tuổi,..Cơ cấu cán bộ QLNN về thu hút FDI có ảnh hưởng tới QLNN về thu hút FDI. Chẳng hạn, nếu cơ cấu về vị trí, chức năng không hợp lý, trong đó, có quá nhiều lãnh đạo, quản lý và nhân viên, nhưng lại ít chuyên viên, chuyên gia. Chuyên gia, chuyên viên là những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó. Thiếu họ sẽ thiếu những ý tưởng tham mưu tốt, thiếu người thực thi các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Theo đó, QLNN về thu hút FDI sẽ kém hiệu quả.
Cơ cấu độ tuổi không hợp lý cũng có thể khiến cho hiệu quả QLNN về thu hút FDI không cao. Một cơ cấu cán bộ quá nhiều người cao tuổi, người trẻ tuổi ít cũng có thể khiến cho việc quản lý kém năng động. Mặt khác, trường hợp này có thể dẫn tới tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ QLNN về thu hút FDI. Khi những cán bộ cao tuổi nghỉ làm việc đồng loạt, số cán bộ còn lại là trẻ không đủ về số lượng, khả năng hoặc về kinh nghiệm quản lý,…để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Điều đó sẽ gây khó khăn cho QLNN về thu hút FDI.
+ Trình độ, phẩm chất cán bộ QLNN về thu hút FDI. Cán bộ QLNN về thu hút Fdi có trình độ chuyên môn và trình độ quản lý tốt thì chất lượng chính sách được xây dựng và thực thi tốt. Theo đó, mục tiêu QLNN về thu hút FDI dễ được thực thi tốt hơn. Bên cạnh đó, phẩm chất cán bộ công chức QLNN về thu hút FDI bao gồm phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức. Phẩm chất chính trị bảo đảm cho cán bộ, công chức vững vàng trước những khó khăn, thách thức của đất nước, của nhiệm vụ mà họ được giao. Phẩm chất chính trị, vững vàng bảo đảm giúp họ bảo vệ được lợi ích quốc gia, không bán rẻ lợi ích dân tộc khi đàm phán, thương lượng kêu gọi FDI.
Phẩm chất đạo đức tốt bảo đảm những nhiệm vụ, những công việc của bán bộ được thực hiện một cách tự giác, với thanh thần trách nhiệm cao và đạt được hiệu quả cao nhất. Phẩm chất chính trị cùng phẩm chất đạo đức tốt bảo
đảm cho cán bộ tránh bị sa ngã, tránh được những cám dỗ vật chất, tránh được tham ô, tham những, thậm chí phản bội Tổ quốc. Theo đó, các chính sách và cơ chế quản lý về thu hút FDI được xác định và thực thi sẽ tránh được tình trạng bóp méo vì những động cơ, lợi ích cá nhân, làm tổn hại tới lợi ích của quốc gia trong thu hút FDI.
- Thực lực kinh tế của nhà nước
Thực lực lực kinh tế của nhà nước là yếu tố không thể thiếu được trong QLNN về thu hút FDI. Các chính sách, cơ chế quản lý về thu hút FDI của các quốc gia đều được xây dựng và thực thi trên cơ sở thực lực kinh tế của Nhà nước. Nói cách khác, thực lực kinh tế là yếu tố đảm bảo cho QLNN về thu hút FDI được thực thi. QLNN về thu hút FDI được thực hiện tốt hay không cũng do một phần quan trọng của yếu tố thực lực kinh tế của Nhà nước.
Có thực lực kinh tế tốt, Nhà nước có điều kiện hỗ trợ tốt hơn cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI hoạt động thuận lợi hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Điều đó có tác động khiến những nhà đầu tư này tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng đầu tư vào trong nước. Đồng thời, điều đó cũng có tác động lôi kéo, kích thích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài khác đầu tư vào trong nước.
Có thực lực kinh tế tốt, Nhà nước có thể đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật tốt, tạo môi trường đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo đói, có tác động thu hút FDI tốt hơn.
Mặt khác, một nước thu hút FDI luôn cần có lượng vốn đối ứng để tiếp nhận FDI. Khi nhà nước có thực lực kinh tế, Nhà nước có thể kích thích, tạo vốn huy động các nguồn vốn trong nước để thu hút FDI. Thực lực kinh tế của Nhà nước còn bảo đảm vận hành bộ máy QLNN về thu hút FDI. Nhà nước có thực lực kinh tế tốt mới có thể thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ tốt. Theo đó, tạo động lực thúc đẩy họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm QLNN về thu hút FDI được thực hiện có hiệu quả.
Những phân tích trên đây cho thấy, QLNN về thu hút FDI chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (nội bộ quốc gia). Trong đó, có những yếu tố tác động trực tiếp tới QLNN về thu hút FDI (yếu tố đội ngũ cán bộ QLNN về thu hút FDI và thực lực kinh tế của Nhà nước), có những yếu tố tác động gián tiếp tới QLNN về thu hút FDI thông qua tác động tới FDI.
1.2.5.2. Các nhân tố bên ngoài - Tình hình kinh tế thế giới:
Tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng tới luồng di chuyển vốn quốc tế và ảnh hưởng tới FDI vào các nước trên thế giới, qua đó, ảnh hưởng tới QLNN về thu hút FDI của các nước.
Kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, nhu cầu đầu tư ở các nước tăng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Các nhà ĐTNN cũng gia tăng tìm cơ hội đầu tư tại các nước khác. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới suy giảm, tình hình diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Năm 2008, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới, các nhà ĐTNN đã rút vốn về nước nhằm khắc phục những khó khăn của công ty họ tại quê nhà. Điều đó khiến cho các nước nhận FDI khó khăn hơn khi ra các chính sách để thu hút FDI vào nước mình. Mặt khác, khi kinh tế thế giới khó khăn, luồng vốn FDI vào các nước nhận đầu tư suy giảm. Khi đó giữa các nước tiếp nhận FDI diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt để thu hút FDI. Điều đó, ảnh hưởng rất lớn tới chính sách, cơ chế quản lý thu hút FDI của các nước tiếp nhận FDI.
- Chính sách của các nước tiếp nhận FDI và nước đầu tư
Sự cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước không chỉ diễn ra khi kinh tế