Một trong những giải pháp trọng tâm là tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và xây dựng cơ chế chính sách đồng bộ để hỗ trợ các nhà ĐTNN và nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về ĐTNN ở các ngành các cấp. Đồng thời cũng cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc phối hợp giữa các cơ quan trung ương và chính quyền các cấp để cải thiện các thủ tục hành chính, đơn giản háo thủ tục đầu tư giải quyết kịp thời các khó khăn ách tắc các dự án đang hoạt động làm cho các dự án này hoạt động có hiệu quả hơn là biện pháp thuyết phục nhất để thu hút đầu tư mới đồng thời cũng là một yêu cầu cấp
thiết để nâng cao vai trò QLNN.
Để nâng cao khả năng xử lý thủ tục hành chính và năng lực cúa đội ngũ cán bộ quản lý ĐTNN cần thực hiện một số biện pháp sau:
Các cơ quan QLNN và điều tiết vĩ mô như Bộ KH&ĐT, Bộ công thương, Bộ Tài chính cũng như các cơ sở ban ngành trong giai đoạn trước mắt cần thực hiện cải cách về quản lý hành chính một cách triệt để cần phải đổi mới tư duy là phải coi trọng các doanh nghiệp có vốn FDI thực sự là khách hàng của hệ thống hành chính và hệ thống quản lý hành chính không phải là hệ thống hoạt động theo tư tưởng độc quyền.
Tiếp tục phân rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Trao thêm quyền hạn và trách nhiệm có chính quyền địa phương nâng cao tính tự chủ linh hoạt hơn nữa trong xem xét giải quyết các vấn đề có liên quan đúng theo phạm vi, chức năng, trách nhiệm của mình.
Thực hiện đúng theo chế độ giao bạn định kỳ giữa các bộ, ngành với các địa phương nơi có nhiều dự án FDI. Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan QLNN với nhà ĐTNN.
Cải tiến về phân cấp thẩm quyền quyết định và quyết tâm rút gọn, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều bức xúc. Cố gắng giảm bớt những yêu cầu không cần thiết, kém quan trọng nhất mất thời gian trong thẩm định đầu tư.
Đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước, đi sâu cải cách thể chế và dần tiến tới các cơ chế một cửa, tại chỗ tạo điều kiện thông thoáng nhanh gọn hơn nữa cho các nhà đầu tư.
Đề nghị lên chính phủ thi điểm cho phép thành lập các quỹ giải phóng mặt bằng tại những địa phương có tiềm năng thu hút FDI hoặc có nhiều những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Quỹ này hoạt động theo cơ chế
ưu tiên vay một khối lượng lớn với lãi suất ưu đãi, được trang bị một số quyền nhất định để căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương mà tiến hành việc đền bù, giải phóng mặt bằng trong thòi gian ngắn nhất, thậm chí xây dựng cả kết cấu hạ tầng để sẵn sàng đón các nhà ĐTNN vào triển khai dự án. Tuy nhiên việc triển khai hoạt động đầu tư không khả thi sẽ dẫn đến tồn đọng vốn lớn trong khi đó phải đi vay của ngân hàng. Mặt khác phải lựa chọn cho kỹ đội ngũ cán bộ đảm nhiệm công tác này vì đây cũng là một môi trường dễ phát sinh tham nhũng.
Cần thành lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tình hình kinh tế xã hội hệ thống pháp luật, chính sách, danh mục, ngành nghề khuyến khích đầu tư, các đầu mối quản lý hành chính nhà nước của Lào để cung cấp một cách thường xuyên, cập nhập đầy đủ và đồng bô phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cộ vốn FDI, đồng thòi có cơ chế cho phép khai thác một cách dễ dàng, thuận lợi về hệ thống cơ sở dữ liệu.
Cần nghiên cứu soạn thảo quy trình tổng họp về thủ tục từ khâu đăng ký, thẩm tra đầu tư, đánh giạ tác đọng môi trường, cấp đất, giao đất hoặc thuê đất, cấp giấy phép xây dựng... trên phạm vi cả nước, nhằm khắc phục tình trạng mâu thuẫn, trùng lặp và thực hiện khác nhau giữa các địa phương như hiện nay. Thực hiện tin học hóa trong quản lý TTHC; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng phần mềm thông tin doanh nghiệp FDI; cung cấp thông tin kịp thòi, chuẩn xác và đồng bộ, thực hiện đối thoại trực tuyến với các nhà ĐTNN qua internet, qua trung tâm tư vấn về các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.