Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 91 - 99)

đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.2.1.1. Hoàn thiện và thực thi hiệu quả hệ thống pháp luật về thu hút FDI

Hiện nay, tại CHDCND Lào vấn đề xây dựng và ban hành văn bản quy phạm luật pháp còn nhiều bất cập và nhiều thiếu sót trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quản lý và phát triển kinh tế có yếu tố nước ngoài. Sự bất cập này thể hiện từ sự thiếu chỉ đạo từ trung tâm, thường là luật thuộc lĩnh vực nào thì bộ, ngành đó dự thảo và hoàn chỉnh và trình lên trên xem xét. Do vậy ở một góc độ nào đó về lợi ích của từng ngành, mà ngành đó thường lảng tránh và viết chung chung những nội dung bất lợi và đùn đẩy trách nhiệm sang phía Bộ, ngành liên quan, thu về ngành mình nhưng thẩm quyền có thế

mạng lại lợi ích cục bộ cho họ. Mặc dù có được thông qua Quốc hội nhưng do thời gian gấp, trình độ làm luật chuyên sâu hạn chế nên chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ra không phải lúc nào cũng hoàn chỉnh và hợp lý. Thậm chí có nhiều sai xót và sơ hở. Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong đó các hệ thông pháp luật, chính sách về đầu tư nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết phải tiến hành ngay.

Trong thời gian tới về thu hút và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về FDI tại Lào nói chung và tại các địa phương như Thủ đô Viêng Chăn nói riêng, cần nhanh chóng bổ sung và hoàn thiện một số quy định pháp lý và chính sách về quản lý nhà nước về thu hút FDI như sau:

- Về hệ thống pháp luật nói chung, nhất là pháp luật về kinh tế, FDI cần được hoàn thiện nhằm thể chế hoá đường lối kinh tế nhiều thành phần của Đảng NDCM Lào trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường tự do cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng phù hợp với các cam kết quốc tế và độ trình hội nhập kinh tế đã công bố. Hoàn thiện pháp luật về kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

- Hoàn thiện pháp luật về tài chính công. Xây dựng đồng bộ pháp luật về các chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật về quản lý hoạt đông FDI trên địa bàn toàn Thủ đô Viêng Chăn trên cơ sở pháp luật quốc gia.

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường, kết hợp hài hoà giữa sử dụng và bảo về tài nguyên thiên nhiên và môi trường với phát triển kinh tế, bảo đảm cho phát triển bên vững. Quy trình trách nhiệm pháp lý và chế tài xử phạt đối với hành vi làm tổn hại tài nguyên và môi trường.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai và giải phóng mặt bằng. Mặt bằng là một vấn đề bức xúc và khó khăn trong đầu tư. Do vậy, TW, Thành phố cần có những quy định hợp lý để giải quyết vấn đề này có hiệu quả cao.

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ trong hoạt động đầu tư. Để có thể kiểm soát được công nghệ, tránh việc đua các công nghệ cũ, lạc hậu, ô nhiễm môi trường cần sửa đổi bổ sung quy định về nội dung của hồ sơ dự án đầu tư.

- Việc chấp hành pháp luật về FDI trong cơ quan Nhà nước cũng cần được tổ chức thực hiện một cách nghiêm minh. Cần thiến hành trang bị cho CBCC và các cơ quan nhà nước kiến thức và thông tin về chính sách, pháp luật về đầu tư để vận dụng giải quyết công việc theo chức trách và thẩm quyền. thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hịên chế độ thông tin của chính quyền địa phương đến nhân dân về chính sách, pháp liên quan đến FDI.

3.2.1.2. Hoàn thiện các kế hoạch, quy hoạch về thu hút FDI

Việc tập trung trong công tác kế hoạch hoá là chủ yếu hàng đầu nhằm thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, cơ cấu, mục tiêu, kế hoạch đề ra tạo điều kiện thực hiện các hoạt đông đầu tư phát triển KT -XH trong đó có hoạt FDI.

Công tác kế hoạch hoá các hoạt động FDI phải làm một cách tổng thể đến chi tiết, phải có quy hoạch phát triển cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các ngành kinh tế phục vụ dân sinh, qui hoạch thu hút đầu tư theo vùng lãnh thổ trongThủ đô Viêng Chăn... Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư cho các thời kỳ cụ thể, các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngăn hạn được nghiên cứu cụ thể nhằm phục vụ định hướng cho hoạt động xúc tiến và kêu gọi đầu tư trên địa bàn. Tăng cường chất lượng nghiên cứu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đối với ngành đưa ra các kế hoạch hàng năm. Quy hoạch và kế hoạch phát triển KT - XH của Viêng Chăn và chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước, phù hợp với tình hình thực tế trong toàn Thủ đô. Từ quy hoạch, kế hoạch xác định các chỉ tiêu tổng quát và phương hướng phát triển, đồng thời cũng định hình các dự án đầu tư tạo động lực thực hiện quy hoạch. Các dự án phải được tập trung để hội đủ các yếu tố và đưa vào kế

hoạch đầu tư dài hạn và hàng năm. Công tác này mặc dù đã được chính phủ quan tâm chỉ đạo nhiều nhưng trong cả nước, hầu khắp các địa phương, trong đó có Viêng Chăn vẫn chưa được chú trọng đúng mức, đôi khi thực hiện quy hoạch cho các quy hoạch, thiếu tính thực tế, nhiều nội dung cần thiết không được quy hoạch khi gặp phải mới tiến hành lập kế hoạch bổ sung. Điều đó khiến cho kế hoạch phát triển KT-XH trở nên chắp vá thiếu tính hệ thống và khoa học.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch FDI nhất thiết phải được nghiên một cạch cơ bản, trường hợp xuất hiện tình thế thời cơ mới cũng vẫn phải nghiên cứu xác lập quy hoạch để quá trình tiến hành các bước của công tác QLNN mang tính hệ thống, toàn cục tránh được các quy định cảm tính.

Trong công tác lập quy hoạch và kế hoạch đầu tư có yếu tố nước ngoài hội cần lưu ý khắc phục các tình trạng “ nóng vội” trong đầu tư như: các quyết định đầu tư vội vàng thiếu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu khiến cho các dự án bị thất thoát vốn.

Tránh tình trạng cho phép đầu tư dàn trải, đầu tư không trọng tâm, trọng điểm làm thất thoát vốn đầu tư. Cần đầu tư vào trọng điểm những ngành, những lĩnh vực có vài trò quyết định, có tốc độ phát triển kinh tế cao nhằm chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Bên cạnh việc qui hoạch đầu tư FDI, Viêng Chăn cần phải chú trọng đến việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, lỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội như nâng cấp hệ thống đường xã, kế hoạch mới hấp dẫn các nhà đầu tư, mới có thể triển khai được.

3.2.1.3. Hoàn thiện các chính sách ưu đãi thu hút FDI

Trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước, chính sách là bộ phận năng động, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra. Thực tiễn ở các nước khác trên thế giới đều cho thấy phần lớn thành

công đầu bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng những chính sách hiệu quả. Như vậy một hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định sẽ đảm bảo vững chắc cho sự vận hành bình thường của nền kinh tế thị trường. Nhờ đó mà khơi dậy các tiềm năng kinh tế, sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý các nguồn lực và tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động quản lý nhà nước về thu hút FDI.

Trong bối cạnh hiện nay, Viêng Chăn cần tham gia với các bộ, ngành liên quan nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư; Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu. Hướng dẫn thi hành quy chế triển khai lập đề án và các biện pháp tổ chức thực hiện phân cấp trong FDI, xác định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hệ thống QLNN đối với FDI. Thực hiện phân định cụ thể nhất trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan(đơn vị) chủ đầu tư, ban quản lý dự án để bất cứ sai phạm nào cũng có thể quy rõ trách nhiệm, để mọi người tổ chức làm việc thực sự có chất lượng, có trách nhiệm có hiệu quả. Có chế tài xử phạt bằng vật chất đi đôi với công chức trong thi hành công vụ. Đồng thời, các cơ quan đầu ngành xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để định hướng nhiệm vụ và quy định với công tác giám sát, kiểm tra thanh tra cho các cấp quản lý về FDI. Công tác giám sát hoạt động đầu tư hiện nay là một khâu rất yếu trong các nước và đối với mỗi dự án, do đó các cơ quan quản lý các cấp tổ chức làm tốt công tác giám sát để nó thực sự trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu, khắc phục từng bước những yếu kém trong công tác quản lý FDI.

Trong thời gian tới, để đảm bảo thu hút và quản lý hiệu quả nguồn vốn FDI và CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng thì cần nhanh chóng xây dựng và cho thực thi một số cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài cụ thể:

Một là, nghiên cứu xây dựng hệ thống thuế, lệ phí để đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, góp phần hội động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, khuyến khích thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và ĐTNN vào CHDCND Lào nói chung trong đó có Thủ đô Viêng Chăn; đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. phấn đấu đến năm 2020 xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế, tạo động lực khuyến khích sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, đồng thời vào hộ có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đơn giản hoá hệ thống chính sách ưu đãi thuế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Tổng hệ thống của các ưu đãi đầu tư hiện hành thì chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là nhân tố quan trọng mang tính cách cạnh tranh giữa các quốc gia. Do đó để góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài cần nhanh chóng tiến hành cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn tới tập trung vào 3 định hướng sau:

Thứ nhất: Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo độ trình phù hợp để thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ hai: Đơn giản hoá chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghiệp cao, công nghiệp công nghệ sinh học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hoá, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.

và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, bổ sung các quy định để bảo quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập và phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành nghiên cứu trình Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi và sẽ nghiên cứu để xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa, phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay và trong tương lai.

Về giá trị gia tăng: Sửa đổi, bổ sung theo hướng bớt số lượng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị giá tăng, giảm bớt nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5%, bổng sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường, nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu), hoàn thiện phương pháp tính thuế, tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ thuế, quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tằng phù hợp với các cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

Về thuế tài nguyên: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia., nhất là đối với tài nguyên không tái tạo, thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sau và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến, sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.

Hai là, về định hướng hoàn thiện chính sách tài chính khác để thu hút vốn ĐTNN.

Tiếp tục thực hiện mở cửa thị trường tài chính một cách hiệu quả, phù hợp với cam kết quốc tế, chủ động tham gia thị trường tài chính quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng cường thu hút và khai thác tối đa nguồn vốn nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

Đổi mới chính sách thu đối với đất đai, tài nguyên, mở rộng khai thác các nguồn thu từ đất đai và tài nguyên, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế và các lợi ích về xã hội, môi trường, coi đẩy là nguồn lực quan trong cho đầu tư phát triển. Sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất phù hợp với việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng đảm bảo thu theo mục định sử dụng và theo sát giá thị trường, góp phần hình thành thị trường bất động sản có tổ chức, quản lý hiệu quả, đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá để tăng nguồn thu từ đất đai, sử dụng đất có hiệu quả. Nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách tài chính khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích chế biến sâu trong nước, hạn chế việc xuất khẩu tài nguyên thô, góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

Thực hiện quản lý giá theo thị trường có sự kiểm soát của nhà nước đối với các mặt hàng nhà nước định gia trước năm 2015 gắn với tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất hoá, sản phẩm công ích. Tôn trọng quyền tự định giá, thoả thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)