Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về thu hút FDI trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng, việc thu hút đầu tư (đầu vào) được chủ trương quan tâm nhưng khó khăn ở những thủ tục hành chính và chưa có tiêu chí đánh giá chuẩn xác để chọn lọc những dự án đầu vào hiệu quả, bên cạnh đó chưa phân tích, tính toán và dự báo chính xác những ảnh hưởng kết quả đầu ra.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ĐTNN quá nhiều, được soạn thảo bời nhiều cơ quan và ban hành ở các thời điểm khác nhau. Trong khi việc rà soát hệ thống các văn bản pháp luật làm chưa tốt, việc tuyên truyền, giải thích các văn bản không kịp thời nên các cán bộ các cấp không nắm được đầy đủ và có tính hệ thống về pháp luật liên quan đến FDI, dẫn đến vận dụng, xử lý không đúng. Nhiều trường hợp, do quy định thiếu tính cụ thể nên mỗi nơi
hiểu và vận dụng một cách khác nhau. Thậm chí, có trường hợp cố tình vận dụng sai để trục lợi cá nhân. Mặc dù Chính phủ Lào nối chung và chính quyền Thủ đô Viêng Chăn nói riêng đã có nhiều biện pháp để cải cách hành chính, nhưng bộ máy hành chính của Lào vẫn bị các nhà đầu tư cũng như tổ chức quốc tế đánh giá rất thấp.
Những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đề ra còn mang tính chung chung, lồng ghép với những chủ trương của lĩnh vực khác; chưa thật sự cụ thể, sâu sát và trực tiếp đối với riêng hoạt động FDI. Hệ thống chính sách, pháp luật mới chỉ tạo được một “sân chơi bình đẳng” về khung pháp lý mà còn chưa quan tâm đến những khác biệt về điều kiện, phạm vi hoạt động của các nhà ĐTNN. Mặc dù được liên tục hoàn thiện và sửa đổi, nhưng vốn dĩ ngay từ đầu đây đã là một hệ thống thiếu đồng bộ, thiếu tính minh bạch, vừa thừa lại vừa thiếu; thủ tục rườm rà, phức tạp; các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường năng động và sự ứng phó trước tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Cho nên hoạt động xây dựng và hoàn thiện ở đây chỉ mang tính chắp vá, làm cho hệ thống càng mất đi sự thiếu đồng bộ, nhất quán. Chính sách, pháp luật còn chưa minh bạch nên trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp tìm đến “quan hệ” nhiều hơn là tìm đến pháp luật, làm giảm hiệu quả thực thi của hệ thống pháp luật.
Hiện tượng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận các cơ quan trực tiếp giải quyết công việc với doanh nghiệp vẫn còn tồn tại. Chế độ tiền lương chưa phản ánh đứng giá trị sức lao động cũng như chửa đáp ứng được nhu cầu đòi sống của cán bộ, công chức. Chưa có chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao đặc biệt là trình độ quốc tế phục vụ cho nền công vụ.
Những nhược điểm trong cấu trúc bộ máy nhà nước như sự phân công giữa các bộ phận, phân cấp giữa Trung ương và địa phương vẫn còn tồn tại dẫn tới hiện tượng có nhiều cơ quan đảm nhận chức năng QLNN đối với một
hoạt động nhưng cũng có những lĩnh vực lại không có hoặc ít được quan tâm, quản lý. Việc phân cấp QLNN cũng chưa thực sự rõ ràng, sự phối hợp hoạt động không chặt chẽ làm giảm thiểu hiệu lực của bộ
- Mặc dù Luật khuyến khích đầu tư số 02/ QH, năm 2009 đã có nhưng quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các sở ban ngành tuy nhiên việc thực thi còn chưa làm được tốt. Chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các sở ban ngành từ các khâu lập qui hoạch, kế hoạch, danh mục dự án kêu gọi đầu tư đến khâu cấp phép và giám sát, kiểm việc thực thi dự án. Bên cạnh đó việc phân công giữa hai Sở Kế hoạch và đầu tư và Sở Công thương chưa có sự thống nhất quản lý theo cơ chế một thủ trưởng.
- Ở một vài nơi chưa thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện các chủ trương chính sách thu hút đầu tư của thành phố, thậm chí còn gây khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, làm cho các dự án chậm triển khai.
- Việc thẩm định công nghệ của dự án còn dựa trên các tiêu thức, chỉ số đã lỗi thời dẫn đến một số dự án khi đi vào hoạt động đã có hoạt động tiêu cực như làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các dự án khác.
Về quản lý quy hoạch và tạo mặt bằng cho dự án đầu tư nước ngoài của Thủ đô Viêng Chăn còn nhiều hạn chế:
- Việc quản lý và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế chưa có sự lựa chọn dự án đầu tư theo hướng chọn lọc. Quá trình thu hút đầu tư thời gian qua mới chủ yếu nhằm thu hút về số lượng và lấy đầy diện tích đất cho thuê, đã đi đến nguy cơ đón nhận ngày càng nhiều các dự án vốn đầu tư thấp, hoặc các dự án chiếm đất lớn nhưng mục tiêu đầu tư chưa được khuyến khích.
- QLNN về xúc tiến đầu tư còn hạn chế, phương thức xúc tiến đầu tư chưa được điều phối hiệu quả và thông suốt từ thành phố tới địa phương, có tình trạng nhiều đoàn xúc tiến đầu tư tại một địa bàn vào cùng khoảng thời
gian gần nhau, gây lãng phí việc quản lý và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế chưa có sự lựa chọn dự án đầu tư theo hướng chọn lọc.
- Cơ sở hạ tầng, còn yếu kém, đầu từ chủ yếu tập trung vào một số địa điểm trung tâm, nơi có cơ sở hạ tầng thuận lợi, trong khi đó một số huyện khó khăn cần đầu tư vào thì lại ít nhà đầu tư vào.
- Một số ban, ngành chưa được thực hiện công bố công khai, minh bạch điều kiện đầu tư trong từng ngành theo quy định, lúng túng trong việc xác định các điều kiện đầu tư trong lĩnh vực quản lý. Các ban, ngành chưa cấp nhật, nắm bắt thông tin trong phạm vi quản lý chuyên ngành (vốn vay, lao động, môi trường, khoa học, công nghệ, công nghiệp hỗ trợ...)
Kiểm tra, thanh tra, giám sát xây dựng và thực hiện chính sách thu hút FDI ở CHDCND Lào mới được thực hiện và chủ yếu thông qua nắm bắt thống tín qua báo cáo thống kê. Những thông tin đó thường chậm, không kịp thời và khống đầy đủ. Tinh trạng thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, phiền hà lảm xấu thcm môi trường đầu tư.
Việc theo dõi, giám sát tinh hỉnh hoạt động của dự án FDI còn thiếu chật chỉ. Luật quy định cơ quan cấp phép và cơ quan chù quản phái kiểm tra đổi với các dự án dược cấp phép, hai lần trong một năm. Nhưng trên thực tế các cơ quan này không tổ chức thực hiện kiểm tra đầy đủ theo quy định của Luật, hoặc nếu có kiểm tra nhung không được sâu sát, không hiệu quá. Việc thực thi pháp luật, chính sách chưa nghiêm nhưng việc kiểm tra, xử lý chưa kịp thời và chưa tốt. Điều này không chỉ làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, giảm tác động của chính sách mà còn gây nên hiện tượng coi thường pháp luật và tiêu cực trong thực thi pháp luật, chính sách. Hiện tượng sách nhiễu, tiêu cực chưa bị chặn đứng
Hiện vẫn còn quá nhiều các cơ quan thực hiện chức năng QLNN đối với FDI, trong khi đó việc phân định chức năng QLNN cho từng cơ quan không
rõ, sự phối họp hoạt động không chặt chẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả, giảm thiểu hiệu lực bộ máy quản lý.