Trong thời gian qua công tác QLNN về thu hút FDI đã có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển KT-XH của Thủ đô Viêng Chăn. Tính đến hết năm 2017, Viêng Chăn có 56 dự án FDI với tổng số vốn 632.598.849 triệu USD. FDI đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội của Thủ đô (chiếm khoảng 25,5% tổng vốn đầu tư xã hội của Thủ đô năm 2016), góp phần tăng năng lực sản xuất của một số ngành, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, gia tăng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 62% tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2017) và thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động... đồng thời FDI cũng có tác động lan toả đến các khu vực khác của nền kinh tế của Viêng Chăn như phát triển các dịch vụ xã hội, khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua hợp tác đầu tư nước ngoài, Thủ đô Viêng Chăn đã tăng cường mỗi quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển quan hệ hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đặc biệt có liên quan hệ hữu đặc biệt toàn diện với các địa phương của Việt Nam như: Hà Nội, Thanh Hoá, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Binh, TP Hồ Chí Minh, Hoà Bình…
Có được những thành công này xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau: - Sự quyết tâm chính trị trong công tác quản lý nhà nước về thu hút FDI. Do Viêng Chăn đã kiên trì thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Lào. Đồng thời, kinh tế của Lào nói chung và của Thủ đô Viêng Chăn nói riêng trong những năm qua đã có đà tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư quốc tế.
- Môi trường đầu tư của cả nước Lào trong đó có Viêng Chăn từng bước được cải thiện. Hệ thống luật pháp chính sách về FDI đã có hoàn chỉnh hơn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và thông thoáng hơn cho hoạt động FDI. Các kế hoạch, quy hoạch đã được xây dựng và triển khai trong thực tế.
- Công tác chỉ đạo chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án).
- Viêng Chăn khá chú trọng đến việc xúc tiến đầu tư và công tác xúc tiến đã có bước chuyển biến tích cực, công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến
hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức đa dạng như tổ chức các cuộc hội thảo vận động đầu tư ở trong và ngoài nước. Đặc biệt nhiều chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Thủ đô đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, với việc quảng bá hình ảnh và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thu hút FDI dần được kiện toàn. Các biện pháp CCHC được thực hiện đã mang lại những kết quả nhất định đặc biệt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức. Công tác tuyển chọn, quản lý cán bộ, công chức ngày càng công khai, minh bạch. Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo cơ bản, dần đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật đã có những đổi mới đáng kể phù hợp với thông lệ quốc tế, quản lý hiệu quả hoạt động FDI. Cơ chế xử lý vi phạm là hợp lý, đảm bảo sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động FDI theo đúng pháp luật trên cơ sở công bằng, bình đẳng.