Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 105 - 113)

3.2.5.1. Tăng cường ngân sách Nhà nước cho hoạt động quản lý FDI

Như đã biệt nhu cầu về vốn FDI vào Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng rất cao nhưng để đạt được những nhu cầu, mục tiêu đề ra cần có sự đầu tư hơn nữa ngân sách Nhà nước cho hoạt động QLNN về FDI từ việc lập quy hoạch, kế hoạch, kêu gọi đầu tư cho đến việc kiểm tra giám sát dự án. Thủ đô Viêng Chăn cần huy động mọi nguồn lực tài chính. Với thực

trạng là ngân sách của thành phố còn hạn hẹp, tác giả đề ra ba giải pháp sau: Thứ nhất: Hàng năm, thành phố cần lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng việc đề nghị lên Chính phủ đề cấp một phần ngân sách từ Trung ương cho hoạt động quản lý FDI hàng năm để phục vụ các hoạt động quản lý FDI như: lập quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển FDI, hoạt động quảng bá và thu hút FDI, hoạt động giám sát, thanh tra kiểm tra các dự án FDI.

Thư hai: Huy động mọi lực tài chính của thành phố và trích một phần ngân sách của thành phố cho hoạt động quản lý FDI tại địa bàn.

Thứ ba: Huy động vốn hỗ trợ ODA cho hoạt động quản lý FDI, trong đó nguồn vốn này tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực, việc hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu khoa học và các vấn đề về môi trường.

3.2.5.2. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thương mại là một trong nh ng nhóm giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút, duy trì sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI vào Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới. Các giải pháp cụ thể bao gồm:

+ Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại thuộc văn phòng Chủ tịch Thành phố.

Việc thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của Thủ đô hiện nay. Việc thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại cho phép tập trung được các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại.

Theo kinh nghiệm quốc tế, thông thường các tổ chức xúc tiến đầu tư được thành lập ở cấp quốc gia hay vùng, lãnh thổ và thực hiện bốn mục tiêu gồm: (1) tạo cơ hội đầu tư. (2) Tư vấn về chính sách. (3) Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư. (4) Xây dựng hình ảnh quốc gia. Để đạt được những

mục tiêu này, các tổ chức xúc tiến đầu tư trên thế giới thường lựa chọn thực hiện các hoạt động sau đây:

- Quảng cáo hình ảnh, thông tin đầu tư trên các phương tiện thích hợp.

- Tham gia vào các triển lãm, hội thảo đầu tư ở các cấp độ khác nhau.

- Tổ chức các đoàn làm việc xúc tiến đầu tư, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tìm hiểu đối tác.

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà đầu tư tiềm năng.

- Thực hiện các cuộc vận động, quảng bá cơ hội đầu tư trong nước.

- Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ “ sau đầu tư”

Tuỳ vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển cụ thể mà một tổ chức xúc tiến đầu tư có thể ưu tiên các nguồn lực cho một trong bốn mục tiêu kể trên. Theo kinh nghiêm của nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư, trong giai đoạn hoạt động ban đầu những tổ chức này thường tập trung vào maketing hình ảnh của thủ đô Viêng Chăn. Từ đầu thập niên 1990 đến nay, trọng tâm hoạt động của những cơ quan này chuyển sang tạo cơ hội đầu tư.

Về thể chế hoạt động, các cơ quan xúc tiến đầu tư có nhiều hình thức thể chế hoạt động khác nhau. Hình ảnh phổ biến nhất là một cơ quan xúc tiến đầu tư trực thuộc chính phủ/ chính quyền vùng. Về kinh phí hoạt động, dù có được tổ chức dưới hình thức nào đi chăng nữa thì trung bình 70% kinh phí hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu tư là ngân sách.

Trên cơ sở kinh nghiêm quốc tế và thực hịện tại thủ đô Viêng Chăn, việc thành lập “ Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại” là đơn vị thuôc văn phòng Chủ tịch UBND Thành phố. Trung tâm là có chức năng và nhiệm vụ như sau:

- Chức năng: Là đầu mối tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của Thủ đô Viêng Chăn với chức năng cụ thể: (i) quảng bá giới thiệu hình ảnh của Thủ đô (ii) Tư vấn chính sách đầu tư và thương mại (iii)

Tạo cơ hội đầu tư, (iv) Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và thương mại.

- Nhiệm vụ: (1) Phối hợp các ban/ngành và các doanh nghiệp chuẩn bị các dự án gọi đầu tư, (2) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trong nước và nước ngoài (3) Đầu tư mối liên kết với các tổ chức, các doanh nghiệp trong nước, quốc tế để nghiên cứu, giới thiệu các cơ hội đầu tư trên địa bàn, (4) Quản lý trang web về xúc tiến đầu tư và thương mại của Thủ đô Viêng Chăn, (5) Nghiên cứu đề xuất cho lãnh đạo đứng đầu Viêng Chăn để chuẩn bị và xây dựng và dự án gọi đầu tư, (6) Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư thương mại,

- Kinh phí hoạt động của Trung tâm: Kinh phí hoạt động của trung tâm sẽ bao gồm: (1) Ngân sách của địa phương, (2) Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, (3) Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại.

+ Tăng cường tiếp cận và liên kết với nhà đầu tư chuyên nghiệp, các hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ CHDCND Lào.

Nhìn chung các địa phương ở CHDCND Lào nói chung và ở Thủ đô Viêng Chăn nói riêng ít sử dụng các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong tư vấn xây dựng các dự án đầu tư, thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài. Việc sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ giúp cho nâng cao chất lượng cho các dự án gọi đầu tư, gây được lòng tin của các nhà đầu tư mà còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực. thông qua tiếp xúc, cùng làm việc với các nhà tư vấn chuyên nghiệp thì đội ngũ CBCC là công tác quản lý đầu tư sẽ tích luỹ được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu để nâng cao năng lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài thường thông qua đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghệ để tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Lào và các địa

phương. Do đó tăng cường tiếp cận và liên kết với đại diện các hiệp hội, phòng thương mại và công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Lào để giới thiệu cơ hội đầu tư, tìm hiểu nguyện vọng các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư từ các nước khác nhau trên thế giới.

+ Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng trang web trong xúc tiến đầu tư và thương mại.

Tại CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong xúc tiến thương mại và đầu tư. Do vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng này bằng cách xây dựng hiệu quả trang web về đầu tư của Viêng Chăn nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Cấu trúc website bao gồm các phần: giới thiệu chung, bộ máy chính quyền, thông tinh kinh tế xã hội, thủ tục hành chính, dịch vụ trực tuyến, văn bản pháp luật, báo điện tử. Trang web sẽ giúp nhà đầu tư có được bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, về môi trường đầu tư của Viêng Chăn. Thông tin trong trang web được cập nhất một cách thường xuyên, phản ánh, nhanh chóng kịp thời, chính xác nhưng tin tức, tình hình, diễn biên nổi bật của Thủ đô Viêng Chăn. Truy cập vào trang web, các nhà đầu tư có thể tìm thấy những thông tin mình quan tâm một cách nhanh chóng, đảm bảo độ tin cậy cao. Chẳng hạn như, thông tin về các khu công nghiệp trọng điểm, các mức giá có thể thuê được đối với từng khu công nghiệp, các quy định ưu đãi đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào Viêng Chăn. Với việc hiển thị ngôn ngữ bằng tiếng Lào,tiếngViệt và tiếng Anh, các công cụ tìm kiểm nhanh và đặc biệt với dịch vụ RSS (Realy simple Syndication - dịch vụ cung cấp thông tin đơn giản), trang web đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin.

trọng là cần có sự đào tạo và hỗ trợ cho các CBCC làm việc trong lĩnh vực liên quan đến FDI để có thể sử dụng hiệu quả trang web trong công việc cũng như sử dụng trang web là công cụ hiện đại, hiệu quả trong thu hút và buồi dưỡng sự tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI.

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ.

Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của Viêng Chăn. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cần được gắn kết và đồng ghép với nhau. Quan tâm tới các hoạt động xúc tiến thương mại cũng là biên pháp tích cực nuôi dưỡng sự phát triển của các doanh nghiệp FDI.

Một số hoạt động cần được quan tâm tổ chức nhiều hơn như các hội thảo, triển lãm, giới thiệu cơ hội đầu tư. Thủ đô Viêng Chăn cần có sự quan tâm đầu tư, mở rộng quy mô của trung tâm triển lãm giới thiệu sản phẩm (hiện thuộc Ban quản lý KCN) chọn ngang tầm với quy mô các nhà doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích tình hình đặc điểm và những yếu tố tác động, luận văn xác định phương hướng, quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thu hút FDI vào thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới. Để thực hiện thành công các quan điểm, định hướng thu hút FDI thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;Hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài...

KẾT LUẬN

Luân văn là một nghiên cứu mới mang tính hệ thống, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, phân tích và đề xuất hệ thống các giải pháp về QLNN về thu hút FDI, một vấn đề nóng hổi mang tính thời sự hiện nay, có giá trị thiết thực trong nghiên cứu, vận dụng giải quyết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm đưa Viêng Chăn đi lên xứng đáng với tiềm năng phát triển của Thủ đô của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Trong khuôn khổ của luận văn “ Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào”, tác giả đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra:

Thứ nhất, đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về QLNN về thu hút FDI về: khái niệm, vai trò, sự cần thiết phải thu hút FDI. Nội dung hoạt động quản lý nhà nước về thu hút FDI cũng như nêu ra được những bài học kinh nghiệm trong QLNN về thu hút FDI của các địa phương trong và ngoài nước rút ra bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Viêng Chăn.

Thứ hai, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu hút FDI trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2011 - 2016, thông qua đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân. Những kết quả đánh giá này là tiền đề quan trọng để chương 3, tác giả nêu ra các định hướng, mục tiêu và giải pháp phù hợp và có tính khả thi.

Thứ ba, luận văn đã nêu lên những mục tiêu định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động QLNN về thu hút FDI của Thủ đô Viêng Chăn trong thời gian tới.

Với sự mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn. Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên luận văn sẽ còn những hạn chế thiếu sót, kính mong được sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.

2. Đặng Thành Cương (2012), Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào tỉnh Nghệ An, luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng, Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

3. Học viện Hành chính quốc gia (2011), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế ( PGS. TS. Trang Thị Tuyết làm chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Học viện Hành chính quốc gia (2011), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp, NXB Giáo dục Hà Nội.

5. Học viện Hành chính quốc gia (2011), Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao chính, NXB Giáo dục Hà Nội.

6. Nguyễn Hải Đăng (2011), Đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, lụân án tiến sỹ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại hoc Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Long - chủ nhiệm đề tài (2009), Đầu tư trực tiếp Nước ngoài (FDI) với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đề tài khoa học cấp bộ, Thái Nguyên.

14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật đầu tư số 55/2005- QH, ngày 29/11/2005.

Tài liệu tiếng Lào

8. Bua Khăm Thip Tha Vông (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế ở CHDCND Lào, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

9. Chính phủ nước CHDCND Lào, Nghị định số 119/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 20/4/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của luật Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.

vào Lào”, luận văn thạc sỹ, Hoc viện Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.

11. Phonesavamh Latsavong (2010), Đề tai “ cải cách TTHC nhằm thúc đẩy thu hút FDI vào nước CHDCND Lào” luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Hà Nội.

12. Quốc hội nứơc CHDCND Lào, Luật Doanh nghiệp số 11/2005- QH, ngày 9/11.2005.

13. Quốc hội nước CHDCND Lào, Luật Khuyến khích đầu tư số 02/2009- QH. Ngày 08/07/2009.

15. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tổng kết tinh hình quản lý thu hút FDI của Viêng Chăn, 2016.

16. Xổm Xạ At Un Xi Đa (2004), Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại CHDCND Lào đến năm 2010, Học viện Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)