- Mục tiêu cuối cùng của QLNN về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể là mục tiêu KT-XH (xét ở phạm vi rộng). Ở phạm vi hẹp hơn, mục tiêu cuối cùng của QLNN về thu hút FDI là các mục tiêu tăng trưởng của hoạt động này. Mục tiêu tăng trưởng của FDI có thể là tăng trưởng về tốc độ thu hút vốn FDI, tăng trưởng về quy mô vốn đầu tư được thu hút, tăng trưởng về số lượng các nhà đầu tư vào đầu tư, tăng trưởng về trình độ hiện đại của các công nghệ được thu hút,...
- Mục tiêu tổng hợp của QLNN về thu hút FDI được thể hiện ở nhiều phương diện. Đó là hiệu quả của thu hút FDI thể hiện ở sự phù hợp của số dự án FDI được thu hút, ở tốc độ gia tăng các dự án FDI, ở quy mô và cơ cấu, quy mô các dự án FDI, công nghệ của các dự án….phù hợp với khả năng tiếp nhận của nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách khác, mục tiêu tăng trưởng thu hút FDI được thực hiện tốt, tự nó đảm bảo thực hiện được mục tiêu hiệu quả thu hút FDI.
cuối cùng. Đó là các mục tiêu tạo môi trường thuận lợi để thu hút FDI, mục tiêu khuyến khích, thu hút FDI, mục tiêu định hướng FDI, mục tiêu kiểm soát FDI,...Môi trường quốc tế là như nhau với mỗi quốc gia. Như vậy, cơ hội và khả năng huy động vốn nước ngoài để phát triển kinh tế là nhu nhau. Nhưng thực tế việc huy động vốn phụ thuộc có tính quyết định vào vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt với hoạt động FDI. Vai trò đó trước hết thể hiện ở khả năng tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự hấp dẫn của môi trường đối với các nhà đầu tư nước ngoài chính là sự ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý an toàn, các thủ tục hành chính đơn giản, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển và có những định hướng đúng đắn khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả và an toàn. Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Chỉ có nhà nước với quyền lực và chức năng của mình mới có khả năng tạo lập được môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và thế giới để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Vai trò quản lý nhà nước đối với FDI được thể hiện thông qua vai trò của nhà nước trong việc hình thành phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư cho sự vận động có hiệu quả FDI.
- Mục tiêu tổng quát của QLNN về thu hút FDI là mục tiêu có tính bao trùm toàn bộ quá trình thu hút FDI trong một thời kỳ nhất định. Chẳng hạn, mục tiêu tổng quát của QLNN về thu hút FDI của một quốc gia có thể là nâng cao trình độ công nghệ quốc gia, tạo đột phá (hay tạo gia tốc) cho nền công nghệ quốc gia (đột phá về lượng, chất). Mục tiêu tổng quát của QLNN về thu hút FDI của quốc gia cũng có thể là tăng trưởng bền vững.
- Mục tiêu cụ thể là những mục tiêu nhỏ hơn, hướng tới thực hiện mục tiêu tổng quát và được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu được lượng hóa. Chẳng hạn như tốc độ vốn FDI được thu hút vào trong nước, quy mô vốn FDI của các dự án được thu hút, công nghệ của các dự án,…