Thực thi hệ thống luật pháp và xây dựng quy hoạch, kế hoạch và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 74)

chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.1.1. Về thực thi hệ thống luật pháp liên quan đến thu hút FDI

Hiện nay, tại CHDCND Lào nói chung trong đó có Thủ đô Viêng Chăn, đang thực hiện quản lý nguồn vốn FDI trên cơ sở pháp lý cơ bản sau:

- Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH, ngày 8/7/2009; - Luật doanh nghiệp số 11/QH, ngày 9/11/2005;

chính phủ 119/TTCP, ngày 20/4/2011 ;

- Luật tổ chức chính quyền địa phương và những văn bản qui phạm pháp luật quản lý theo ngành cụ thể.

Theo đó, việc phân cấp quản lý ở Trung ương và địa phương trong quản lý FDI được qui định tại điều 84 luật khuyến khích đầu tư số 02/QH, ngày 8/7/2009 như sau: “Địa phương là đơn vị cấp phép đầu tư và quản lý đầu tư là chủ yếu, còn Trung ương cấp phép đối với các dự án có tính chất chiến lược chủ yếu là các dự án gắn liền với nhiều ngành hoặc nhiều địa phương, các dự án công nghệ cao, các dự án về hoạt động kinh doanh về tài chính, bao hiểm, viễn thông, hàng không, các dự án liên quan đến quyền tô nhượng, năng lượng, khoáng sản, dầu khí và các dự án khác theo qui định của Chính Phủ và trong quá trình thực hiện sẽ được phối hợp với các cơ quan ban hành có thẩm quyền cấp phép và địa phương. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tham gia quan lý các dự án do Trung ương cấp phép đặt tại địa bàn của mình theo thẩm quyền của minh”

Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ đô Viêng Chăn được qui định tại điều 87 của luật khuyến khích đầu tư số 02/QH, ngày 8/7/2009, trong đó 2 Sở Kế hoạch và đầu tư và Sở Thương mại với tư cách là cơ quan tham mưu cho tỉnh trưởng trong việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Triển khai, thực hiện chiến lược, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích đầu tư, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư tại địa bàn.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy phạm pháp luật về khuyến khích đầu tư, cung cấp số liệu, thông tin, các dư án kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư theo thẩm quyền của mình.

- Hướng dẫn, theo dõi và phối hợp với các cơ quan, ban ngành các địa phương của mình trong việc thực hiện Luật khuyến khích đầu tư.

- Nghiên cứu, xem xét trong việc cấp phép, ngừng, rút giấy phép đầu tư theo thẩm quyền của mình trên cơ sở sự thống nhất của các cơ quan ban ngành.

- Thực hiện cơ chế một cửa trong quản lý đầu tư theo trách nhiệm của mình.

- Hoạt động ngoài giao và hợp tác với nước ngoài về việc đầu tư thương mại theo sự chỉ đạo, uỷ quyền của cấp trên;

- Tổng kết và báo cáo về đầu tư cho cấp trên thường xuyên và thực hiện các quyền khác được qui định trong luật.

Bên cạnh đó nhiệm vụ và quyền hạn của cấp huyện trong việc quản lý FDI cũng được quy định tại điều 88 của Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH, ngày 8/7/2009 như sau:

- Tổ chức thức hiện qui hoạch, kế hoạch, dự án, các VBQPPL về khuyến khích đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư tại địa phương của mình.

- Tuyên truyền các chính sách về khuyến khích đầu tư, cung cấp số liệu, thông tin, các dự án kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi của các nhà đầu tư theo thẩm quyền của mình.

- Kết hợp với các cơ quan của huyện trong việc thực thi Luật khuyến khích đầu tư.

- Thực hiện cơ chế một cửa trong việc quan lý đầu tư trực tiếp nước ngoài theo trách nhiệm của minh.

- Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trình lên cấp trên để xem xét;

- Thu nhập số liệu thông tin về đầu tư tại địa phương của mình để báo cáo cấp trên.

- Thúc đẩy, khuyến khích và chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong đầu tư theo trách nhiệm của mình.

- Tổng kết, báo cáo tình hình đầu tư theo cấp trên thương xuyên và thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn khác được qui định trong luật.

Ngoài ra nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ đô Viêng Chăn trong việc cấp phép đầu tư được qui định trong lĩnh vực liên quan đến đầu tư như sau:

■ Thẩm quyền của tỉnh trong việc cấp phép diện tích đất cho các dự án đầu tư được qui định tại Nghị định số 135/TTCP-NĐ của thủ tướng chính phủ, ngày 25/5/2009 như sau:

- Đối với các dự án về khu vực công nghiệp, nhà máy: Chủ tịch có thẩm quyền cấp phép không quá 50 hecta, thời hạn dự án tối đa 30 năm và có thể nâng thời hạn theo sự đồng ý của các cơ quan ban ngành. Đối với các dự án khu công nghiệp không quá 150 hecta trên một dự án trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm, quy mô và điều kiện của dự án đó và với thời hạn dự án không quá 40 năm, có thể nâng thời hạn trên cơ sở sự thống nhất của Sở công thương và sự đồng ý của chính quyền tỉnh.

- Đối với các dự án cơ sở hạ tầng và khu dịch vụ: có thẩm quyền cấp phép diện tích không quá 15 ha trên một dự án trong thời gian không quá 30 năm và có thể nâng thời hạn trên cơ sở sự thống nhất của sở giao thông và vận tải và sử đồng ý của chính quyền tỉnh.

- Đối với các dự án về thể thao: có thẩm quyền cấp phép không quá 30 ha trên một dự án trong thời hạn không quá 30 năm cũng có thể nâng cao thời hạn được theo điều kiện của từng dự án và trên cơ sở sự thống nhất của Ban thể thao tỉnh, Sở giao thông và vận tải và sử đồng ý của chính quyền tỉnh.

- Đối với các dự án về nông nghiệp tỉnh có thẩm quyền cấp phép dịên tích đầu tư như sau:

+ Đối với hoạt động rừng non, không phải rừng già, rừng bảo vệ thì tỉnh có thẩm quyền cấp phép trên diện tích 150 trên một dự án trong thời hạn 30 năm có thể nối được trên thời hạn trên cơ sở sự thống nhất của sở nông nghiệp và sự đồng ý của chính quyền tỉnh.

+ Đối với loại đất trống không có rừng, tỉnh có thẩm quyền cấp phép không quá 500 ha trên một dự án trong thời hạn 30 năm có thể nối được thời hạn trên cơ sở sự thống nhất của sở Nông Nghiệp và sự đồng ý của chính

quyền tỉnh.

■ Thẩm quyền của tỉnh trong việc cấp phép đối với các dự án về khoáng sản được quy định tại Luật Khoáng sản số 04/QH, ngày 2/12/2008. Theo đó tỉnh chỉ có thẩm quyền cấp phép đầu tư trên diện tích không quá 3km3

trên một dự án nhưng với điều kiện dụ án đó chỉ là dự án tiểu thủ công nghiệp và là các nhà đầu tư trong nước thực hiện.

Qua những số liệu thông tin đã nêu trên, có thể thấy sau khi Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH năm 2009 được ban hành, nhiều vụ, quyền hạn của các cấp, các sở ban ngành được qui định rõ ràng hơn đặc biệt là sự phân công quản lý giữa 2 Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Công Thương. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc phân công giữa 2 sở ban ngành đó cũng làm cho quá trình quản lý thiếu sự thông nhất trong quản lý theo một đầu mối.

Có thể nói, Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH, ngày 8/7/2009 và Nghị định số 119/TTCP- NĐ của Thủ tướng chính phủ ngày 20/4/2011 và Luật Doanh nghiệp số 11/QH, ngày 9/11/2005 được coi là văn bản cơ bản qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh trong việc quản lý nguồn FDI cũng như qui định cụ thể trình tự, thủ tục trong đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp FDI. Qua thực hiện giai đoạn vừa qua, đặc biệt từ năm 2009, sau Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH được chính thức có hiệu lực, công tác quản lý nguồn vốn FDI của Viêng Chăn đã đạt được kết quả khả quan, đúng theo nhiệm vụ quyền hạn đã được qui định.

Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình đã được qui định trong pháp luật, thời gian qua chưa có trường hợp nào vi phạm pháp luật mà phải bị xử lý. Mặc dù, thời gian từ năm 2010 đến nay số dự án FDI vào Viêng Chăn có giảm về số lượng nhưng lại tăng lên về chất lượng và thu hút được nhiều dự án có lượng vốn lớn. Điều này để thể hiện chính quyền Viêng Chăn đã có sự chọn lọc những dự án có năng lực, có chất lượng hơn. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, quảng bá, thu hút FDI đã dạt được hiểu quả nhất định thông qua các chuyến

thăm và làm việc của lãnh đạo Thủ đô với các tỉnh/thành của các nước trong khu vực và thế giới.

Công tác cải cách TTHC trong đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư nói chung và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cải thiện đáng kể. Kể từ khi Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH có hiệu lực đến việc cải cách thủ tục này và được đẩy nhanh và đẩy mạnh. Đặc biệt là việc phân công chức năng, nhiệm vụ, hạn chế về quản lý chuyên ngành giữa Sở Công Thương và Sở Kế hoạch và Đầu tư về cơ bản đã được hoàn thành, có TTHC giảm thiểu khá nhiều so với Luật Khuyến khích đầu tư số 11/QH năm 2004, các bước thực hiện thủ tục được cải cách dễ thực hiện và mình bạch hơn theo hướng cơ chế một cửa. TTHC trong hoạt động quản lý FDI được thực hiện qua hai kênh hoặc hai đơn vị như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương.

2.2.1.2. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngay từ những năm 2000, Thủ đô Viêng Chăn đã ra Nghị quyết số 03/NQ-TƯ ngày 20-6- 1998 về “Đẩy mạnh hợp tác đầu tư trên địa bàn Thủ

đô Viêng Chăn” khẳng định đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh ngoài là nguồn vốn quan trọng để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo điều kiện để chủ động hội nhập; tập trung thu hút mọi nguồn vốn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, đặc biệt là nguồn vốn FDI. Ngày 31/10/2001, Viêng Chăn ban hành Nghị quyết số 09- NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ hợp tác đầu tư giai đoạn 2001 - 2005”. Các dự án đầu tư nước ngoài theo đó được coi là động lực quan trọng để bổ sung vốn, trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến và mở rộng thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời thu hút nguồn nhân lực tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Nghi quyết cũng khẳng định tỉnh

sẽ ra sức khai thác nội lực, tích cực tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho đầu tư phát triển; có cơ chế chính sách thuận lợi, nắm bắt cơ hội thu hút các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tỉnh ngoài đầu tư vào các khu cụm công nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư và thúc đẩy nhanh hơn công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn; ưu tiên đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lọi thu hút vốn và phát triển kinh tế xã hội.

Quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI được xây dựng trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của Viêng Chăn. Viêng Chăn đã triển khai lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 làm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển cụ thể các ngành, lĩnh vực của Thủ đô. Bản quy hoạch này đã đề cao việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Trong báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định: “Nguồn vốn nước ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đối với nước ta nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng. Xu thế chung là khi dòng vốn FDI tăng lên thì các nguồn đầu tư trong nước trên địa bàn càng tăng và tốc độ tăng GDP càng được nâng cao. Trong khi nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp do khả năng tiết kiệm trong nước thấp, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ có vai trò quan trọng để đầu tư phát triển”.

Trên cơ sở đó, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn cũng thống nhất quan điểm và khẳng định một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch là “Mở rộng các hình thức đầu tư BTO, BOT, BT,PPP,…tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư góp vốn đầu tư theo quy định của pháp luật”.

Nội dung về thu hút FDI cũng được đề cập đến trong các kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm của Thủ đô. Kế hoạch phạt triển kinh tế xã hội 5 năm

2011 - 2015 của Thủ đô Viêng Chăn nêu rõ mục tiêu thu hút vốn FDI: “Huy động tối đa các nguồn lực để tập trung cho đầu tư phát triển, nhất vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Công tác qui hoạch kế hoạch và lập các danh mục dự án kêu gọi đầu tư hàng năm được xây dựng từ cấp huyện, được tổng hợp ở cấp tỉnh và được báo cáo trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm của Thủ đô Viêng Chăn.

Nhìn chung, qua những kế hoạch, mục tiêu chung đề ra, Viêng Chăn đã thế hiện sự quan tâm, chú trọng phát triển hoạt động thu hút FDI như một trong những mục tiêu cơ bản thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đây cũng là những định hướng cơ bản để Thủ đô Viêng Chăn tiến hành quản lý FDI một cách có hiệu quả.

2.2.1.3. Xây dựng và thực thi các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch đã đề ra, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước được vận dụng linh hoạt theo hướng tạo điều kiện ở mức tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn Thủ đô. Ngày 18/3/2003, chính quyền Viêng Chăn đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ- ƯBND “Quy định ưu đãi đầu tư trong và ngoài

nước đầu tư vào địa bàn Thủ đô Viêng Chăn. Quy định nêu rõ những ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn như: giá tiền thuê đất, thời hạn miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí giải phỏng mặt bằng trong phạm vi quyền hạn của Thủ đô ngoài các ưu đãi chung của nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thủ đô viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)