7. Bố cục của luận văn
1.2.1 Khái niệm về quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do Nhà nước làm chủ thể, định hướng điều hành, chi phối,... để đạt được mục tiêu KT-XH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Quản lý nhà nước là sự quản lý xã hội bằng quyền lực của Nhà nước, ý chí Nhà nước, thông qua bộ máy Nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu KT-XH nhất định, theo thời gian nhất định với hiệu quả cao[14].
Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp
nghiệp nói riêng là nhiệm vụ của mỗi quốc gia và toàn nhân loại, bao gồm:
Các qui phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.
Khái niệm trên đây của luật môi trường cho thấy cần phải nhận thức rõ một nguyên tắc cơ bản sau: các quan hệ xã hội phát sinh thuộc phạm vi tác động của luật môi trường phải gắn với việc BVMT sống của con người. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ sự tác động nào của chủ thể vào các yếu tố của môi trường cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật môi trường. Các vấn đề pháp luật môi trường chỉ thường nẩy sinh khi nào sự tác động đó gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến môi trường. Ví dụ, xung quanh yếu tố môi trường là đất trong hàng rào các KCN có rất nhiều các mối quan hệ. Quan hệ sở hữu hay quan hệ sử dụng đất dành cho sản xuất công nghiệp, quan hệ thương mại, quan hệ dân sự, quan hệ đầu tư-hành chính. Các doanh nghiệp có thể có nhiều tác động đối với đất được bàn giao như xây dựng công trình, đào cống, trồng cây…những tác động này làm nẩy sinh các quan hệ khác nhau và tùy thuộc vào tính chất sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp thải nước thải không qua xử lý hoặc chôn vào đất những chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường thì hành vi này thuộc phạm vi điều chỉnh của luật môi trường. Rõ ràng, doanh nghiệp không hề vi phạm sở hữu với các doanh nghiệp khác, không vi phạm tranh chấp với bất kỳ ai, không xâm phạm trực tiếp đến lợi ích vật chất của bất kỳ chủ thể nào. Nhưng, tác động đã làm ô nhiễm môi trường, quyền cộng đồng được sống trong môi trường an toàn, trong lành bị xâm hại [14].