Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 80)

Trình độ

Cấp tỉnh Cấp huyện Doanh nghiệp

Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (người) Tỷ lệ (%) Đại học 4 100,00 2 66,66 2 100,00 Cao đẳng 0 0,00 1 33,34 0 0,00 Trung cấp 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Tổng số 4 100,00 3 100,00 2 100,00

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2016

Như vậy có thể thấy, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý môi trường được quan tâm, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp, hoặc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. Việc giải quyết các thủ tục

cấp giấy phép xử lý các chất thải độc hại tại các doanh nghiệp đòi hỏi cán bộ quản lý phải nắm vững về Luật Môi trường, các điều khoản, quy định, thủ tục đối với các chất thải. Sở tài nguyên môi trừng đã có những buổi dự thảo Đề án “Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, ưu tiên cấp

quận, huyện, phường, xã”. Theo đó, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý

nhà nước về bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ làm công tác quản lý môi trường, Dự thảo Đề án cần có đánh giá sâu hơn về thực trạng hệ thống tổ chức, bộ máy, năng lực cán bộ, công tác đào tạo, trong đó tập trung làm rõ những tác động của việc thiếu nhân lực, trình độ năng lực cán bộ chưa cao đối với công tác quản lý môi trường, đặc biệt là cấp huyện, xã; bổ sung một số nội dung liên quan về đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ năng cán bộ làm công tác môi trường ở địa phương. Cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp có 100% trình độ đại học, trình độ của cán bộ quản lý ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giải quyết các bước xử lý chất thải trong doanh nghiệp, với cán bộ quản lý mà không hiểu rõ, không nắm vững các điều khoản, quy định trong luật, thông tư, quyết định của nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh thì việc triển khai thực hiện công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp gặp vướng mắc, khó khăn không giải quyết được sẽ gây ra đình công, ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp. Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo các phòng Tài nguyên và Môi trường đào tạo cán bộ quản lý môi trường cấp huyện với khóa hội thảo tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về quản lý môi trường với chuyên đề “Kỹ

năng phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường” dành cho

cán bộ lãnh đạo cấp phòng. Mục tiêu của hội thảo nhằm trang bị thêm cho các cán bộ công chức, viên chức các kỹ năng phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước, kỹ năng phân tích, mô tả vị trí việc làm, kỹ năng tổng hợp và xây dựng báo cáo trong quá trình thực thi công vụ. Đây là nội dung rất quan trọng mà mỗi cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức cần được trang bị để được vận dụng nhuần nhuyễn trong quá trình thực thị nhiệm vụ QLNN về bảo vệ môi trường. Đồng thời trong công ty, các doanh nghiệp cũng tổ chức các

buổi họp nhằm tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho công nhân về quy trình xả thải, thu gom và bảo vệ môi trường.

2.2.3.4. Thực hiện đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp huyện Tiên Du.

Khung đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp được đề xuất áp dụng dựa trên công cụ Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng (PSR). Bộ chỉ thị đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp trong nghiên cứu này tuân thủ theo nguyên tắc đánh giá rủi ro môi trường (ERA). Các tiêu chí và chỉ thị đánh giá rủi ro môi trường cho từng KCN nghiên cứu được xây dựng phù hợp với đặc điểm tự nhiên (địa hình, địa mạo, địa chất) và điều kiện KT-XH của khu vực nghiên cứu.

Mức độ rủi ro môi trường công nghiệp được đánh giá như sau:

Tổng điểm (có tính trọng số) Mức đánh giá rủi ro

0 - 200 Không rủi ro

200 - 400 Ít rủi ro

400 - 600 Rủi ro

600 - 800 Rủi ro tiềm tàng

800 - 1000 Rủi ro cao

a. Đề xuất quản lý rủi ro môi trường cho KCN Tiên Sơn

- Áp dụng đánh giá rủi ro môi trƣờng

Với tổng điểm là 373 thì rủi ro môi trường tại KCN Tiên Sơn được đánh giá ở mức độ ít rủi ro. Các nhân tố chính làm cho rủi ro môi trường ở KCN Tiên Sơn là áp lực dân số, ô nhiễm môi trường nước và công nghệ sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)