Công cụ đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 36)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2. Công cụ đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp

Công cụ đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp (ĐRM) là một công cụ đối với QLRRMT (Quản lý rủi ro môi trường) công nghiệp hay còn gọi là công cụ Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng (PSR: Điều kiện - sức ép - đáp ứng). Đây là cách tiếp cận sinh thái, nghĩa là thừa nhận sự phản ứng của môi trường đối với các sức ép do con người gây ra: Con người đặt lên môi trường những sức ép (các loại hoạt động của con người như khai thác tài nguyên, xả thải vào môi trường...) như thế nào thì môi trường phản ứng lại như vậy. Trạng thái của môi trường có thể được mô tả bằng các số đo (chỉ thị thành phần) về lượng của các thành phần (đất, nước, không khí) của môi trường và dự báo những hậu quả về sức khỏe và xã hội do tiếp xúc với các chất thải công nghiệp (nguy hại). Các áp lực đặt lên môi trường do các hoạt động của con người có thể được đo bằng lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và các chất thải dưới dạng rắn, lỏng, khí vào môi trường sống. Các đáp ứng (về quản lý) là những hành động được con người đưa ra nhằm điều chỉnh, cân nhắc các giải pháp thay thế và phân tích đánh giá “được, mất” đối với các nguồn ngân sách phục vụ bảo vệ môi trường. Các hành động đó có thể là các chính sách, chương trình, hoạt động được tiến hành bởi các cấp chính quyền trung ương và địa phương, các Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, doanh nghiệp và cộng đồng... Phương pháp đánh giá tổng hợp Động lực - Áp lực - Trạng thái - Tác động - Đáp ứng (DPSIR) do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình kế thừa PSR của OECD trên cơ sở xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả và các biện pháp ứng phó cần thiết. Xem xét DSPIR với 05 tiêu chí ta thấy: Các hoạt động phát triển KT-XH của con người (Động lực - D) là nguyên nhân sâu xa của các biến đổi về môi trường, tao ra các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm về môi trường, suy thoái môi trường (Áp lực - P). Hiện trạng, tình trạng chất lượng môi trường (Thực trạng - S). Tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe,

hoạt động phát triển KT-XH và môi trường sinh thái (Tác động - I). Các đáp ứng của nhà nước và xã hội để bảo vệ môi trường (Đáp ứng - R).

Các chỉ thị điều kiện môi trường tương đương hệ thống các vấn đề trạng thái trong khung (PSR). Chúng bao gồm chất lượng môi trường và các khía cạnh liên quan đến định tính và định lượng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chỉ thị áp lực môi trường tương đương hệ thống các vấn đề áp lực trong khung (PSR). Chúng mô tả các áp lực đối với môi trường gây nên bởi các hoạt động của con người. Bao gồm các chỉ thị áp lực trực tiếp xảy ra gần đây (những chỉ thị gây áp lực) và những chỉ thị áp lực gián tiếp (chỉ thị nền). Các chỉ thị phản hồi tương đương hệ thống phản hồi trong khung PSR hay đáp ứng để bảo vệ môi trường trong khung DPSIR.

Các hoạt động của con ngƣời tạo ra Áp lực lên môi trƣờng và thay đổi các Trạng thái của Môi trƣờng, Xã hội, và Đáp ứng lại các thay đổi trạng

thái này bằng cách xây dựng và áp dụng các chính sách

ÁP LỰC TRẠNG THÁI

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI VÀ TÁC ĐỘNG Năng lượng Giao thông Công nghiệp Nông nghiệp Thủy sản TRẠNG THÁI HAY HOÀN CẢNH MÔI TRƯỜNG Không khí - Nước - TN Đất Đa dạng sinh học Định cư Văn hóa - Di sản Thông tin Thông tin

Các đáp ứng xã hội Quyết định hành động ĐÁP ỨNG CÁC ĐÁP ỨNG CỦA CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC Luật pháp Công cụ kinh tế Công nghệ mới

Thay đổi các giá trị cộng đồng Nghĩa vụ quốc tế....

Các đáp ứng xã hội Quyết định hành động

Hình 1.1: Công cụ áp lực - trạng thái - đáp ứng của OECD trong tiếp cận vấn đề về môi trƣờng [14].

Tiêu chí nhóm 1: Áp lực

Tên gọi chỉ thị Giải thích Tính điểm

Thiên tai (P1) Thảm họa có thể gặp phải như: bão, lốc, lũ lụt, động đất....

1. Thường xuyên, đột ngột, nghiêm trọng (6-10).

2. Nghiêm trọng, nhưng không bất ngờ và không thường xuyên (3-6) 3. Ít xảy ra và không nghiêm trọng (0-3)

Sự cố công nghiệp (P2)

Các rủi ro phát sinh từ con người như cháy, nổ, rò rỉ chất phóng xạ...

1. Tổn hại về sức khỏe con người, động vật (6-10).

2. Tổn thất về môi trường, hệ sinh thái (3-6).

3. Thiệt hại về tài sản (0-3). Mức tăng dân số

(P3)

Tỷ lệ tăng dân số cơ học (phản ánh phân bố lao động)

1. Tỷ lệ >3% bùng nổ dân số (6- 10)

2. Tăng 2-3% dân số tăng nhanh (3-6)

3. <2% dân số ổn định (0-3). Điều kiện tự

nhiên của khu vực (P4) Phức tạp của địa hình, tính bằng diện tích có độ dốc >25% trên tổng diện tích đất tự nhiên 1. Tỷ lệ >75% (7-10) 2. Từ 50-75% (5-7) 3. Từ 30-50% (3-5) 4. Tỷ lệ <30% (0-3) Hình 1.2: Nhóm tiêu chí Áp lực [14].

(Các ký hiệu sử dụng: P1: thiên tai; P2: sự cố công nghiệp; P3: mức tăng dân số; và P4: điều kiện tự nhiên của khu vực).

Tiêu chí nhóm 2: Trạng thái Tên gọi chỉ thị Giải thích Tính điểm Ô nhiễm môi trường đất (S1) Đánh giá theo QCVN là khi có một hay nhiều chất gây ô nhiễm hay kim loại nặng vượt quá QCVN

1. Ô nhiễm đất (0-3)

2. Ô nhiễm nghiêm trọng (3-6) 3. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (6- 10)

Ô nhiễm môi trường nước (S2)

Đánh giá theo QCVN 1. Ô nhiễm nước (0-3)

2. Ô nhiễm nghiêm trọng (3-6) 3. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (6- 10)

Ô nhiễm môi trường không khí (S3)

Đánh giá theo QCVN 1. Ô nhiễm không khí (0-3) 2. Ô nhiễm nghiêm trọng (3-6) 3. Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng (6- 10) Sức khỏe cộng đồng (S4) Các bệnh liên quan do tiếp xúc với chất độc ở dạng rắn, lỏng, khí

1. Nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng (6-10)

2. Gây nên bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt (3- 6)

3. Ảnh hưởng tức thời đến các hệ tiêu hóa, hô hấp (0-3).

Tệ nạn xã hội (S5)

Mối quan hệ xã hội phát sinh căng thẳng về môi trường

1. Nghiêm trọng, thường xuyên (6- 10)

2. Nghiêm trọng nhưng kiểm soát được (3-6)

3. Ít xảy ra, không nghiêm trọng (0-3)

Hình 1.3: Nhóm tiêu chí Trạng thái [14].

(Các ký hiệu sử dụng: S1: ô nhiễm môi trường đất; S2: ô nhiễm môi trường nước; S3: ô nhiễm môi trường không khí; S4: Sức khỏe cộng đồng; S5: Tệ nạn xã hội).

Tiêu chí nhóm 3: Đáp ứng

Tên gọi chỉ thị Giải thích Tính điểm

Hệ thống xử lý tập trung (R1) Loại trừ, giảm bớt các dòng thải cả về số lượng cũng như độc tính

1. Giảm thiểu tại nguồn (0-3) 2. Tái sinh chất thải (3-6)

3. Cải tiến sản phẩm, quy trình sản xuất (6-10)

Công nghệ sản xuất sạch hơn (R2)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài

nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái 1. Không áp dụng (0-3) 2. Áp dụng kém (3-5) 3. Áp dụng trung bình (5-7) 4. Áp dụng tốt (7-10) Quản lý môi trường theo ISO 14000 (R3)

Tuân thủ theo các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường 1. Không áp dụng (0-3) 2. Áp dụng kém (3-5) 3. Áp dụng trung bình (5-7) 4. Áp dụng tốt (7-10) Tham gia cộng đồng (R4) Tham gia cộng đồng dân cư xung quanh trong các hoạt động BVMT

1. Không có sự tham gia hoặc rất ít (0- 3)

2. Một số tham gia nhưng hiệu quả thấp (3-5)

3. Đa số tham gia nhưng hiệu quả hạn chế (5-7)

4. Tham gia đầy đủ và hiệu quả cao (7- 10)

Sinh thái công nghiệp (R5)

Tiếp cận mô hình sinh thái công nghiệp nhằm phát thải bằng 0

1. Không tái chế chất thải (6-10) 2. Tái chế chất thải (3-6)

3. Trao đổi chất thải giữa các doanh nghiệp (0-3).

Hình 1.4: Nhóm tiêu chí Đáp ứng [14].

(Các ký hiệu sử dụng: R1: HTXLTT; R2: CNSXSH; R3: ISO 14000; R4: tham gia cộng đồng; R5: sinh thái công nghiệp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)