Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra việc chấp hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)

7. Bố cục của luận văn

3.3.5. Tăng cường công tác giám sát thanh tra kiểm tra việc chấp hành

pháp luật về bảo vệ môi trường

Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và BVMT, nâng cao hiệu quả thi hành luật BVMT, luật đất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng, luật tài nguyên nước và các luật khác. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng và ban hành quy chế BVMT và tiêu chuẩn môi trường cấp tỉnh; xây dựng, ban hành chính sách xã hội hoá công tác BVMT, khuyến khích các thành phần kinh tế cả trong và ngoài tỉnh tham gia BVMT; xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất hàng hoá áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải và cơ sở có những nghiên cứu nhằm giảm thiểu chất thải sau khi tiêu dùng hàng hoá đó.

Các cán bộ môi trường trong các KCN phải ban hành quy chế phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom và xử lý chất thải nguy hại; tổ chức hệ thống quản lý ngành sao cho chức năng quản lý và chức năng thực hiện được tách biệt và được phân công rõ ràng cho các cấp, và các hoạt động thực hiện có thể phân công qua đấu thầu. Vấn đề tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT: xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy của tỉnh về BVMT như: Xây dựng quy chế BVMT và tiêu chuẩn môi trường của tỉnh nhưng không dễ tính hơn luật BVMT và tiêu chuẩn môi trường hiện hành của Việt Nam (Vấn đề này các nước trong khu vực và trên thế giới đã làm và có hiệu quả cao); trong quy chế này sẽ quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong công tác BVMT bền vững. Ngoài ra ở nông thôn có những nét đặc thù riêng trong sản xuất đặc biệt là lối sống và phong tục tập quán cho nên nhất thiết phải xây dựng “Hương ước” đối với các làng xã trong việc BVMT nông thôn, đi đầu trong vấn đề này phải là ban địa chính và môi trường cấp xã sau đó đến thôn và các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội phụ lão…

Hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của tỉnh, huyện. Đối với các tổ chức môi trường cấp xã phải thực sự đi vào hoạt động ngay nhằm hỗ trợ tích cực về BVMT cho các cơ quan quản lý cấp cao hơn. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế thực hiện Luật BVMT Việt Nam và quy chế BVMT của tỉnh đối với tất cả các tổ chức, cá nhân vi phạm. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này cần phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an, Viện kiểm sát tỉnh, huyện và các xã cơ sở. Cần có quy chế về sử dụng công nghệ sản xuất sạch và lắp đặt hệ thống xử lý hiện đại và khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tốt các quy định về BVMT thông qua ưu đãi về thuế, đặc biệt là đối với các KCN, nhà máy áp dụng công nghệ sản xuất sạch và lắp đặt các hệ thống xử lý với công nghệ hiện đại hoặc các dự án đầu tư công nghệ xử lý và cải thiện môi trường. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo bao gồm các nhà quản lý môi trường, khoa học công nghệ, chủ doanh nghiệp theo các chủ đề như nâng cao

năng lực quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện, xã và KCN; ô nhiễm công nghiệp với chủ đề về Đánh giá tác động môi trường, quan trắc ô nhiễm và nâng cao nhận thức. Công tác quản lý nhà nước về lao động trong các KCN nói chung, KCN Tiên Du nói riêng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị và cơ quan có liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh… cũng như UBND huyện Tiên Du và các phòng ban có liên quan.

Mặc dù UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 100/2009/QĐ- UBND về quy chế phối hợp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các KCN tỉnh Bắc Ninh, giữa Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh với các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có KCN dựa trên nguyên tắc: Đảm bảo mọi hoạt động quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Sở, Ban, ngành đối với các KCN được thống nhất, thông suốt, đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền. Tuy nhiên, trong thực tế việc phối hợp giữa các đơn vị còn nhiều vấn đề cần được hoàn thiện.

Để tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý môi trường ở các KCN huyện Tiên Du, trước hết Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cần: Tăng cường chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường trong các KCN như kế hoạch về phát triển biện pháp xử lý rác thải của KCN. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện kết hợp với các ban ngành cần bám sát doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, mức độ ô nhiễm rác thải và biện pháp xử lý của doanh nghiệp. Tăng cường đôn đốc doanh nghiệp xây dựng và đăng ký, thông báo nội quy lao động, các cách xử lý rác thải, bảo vệ môi trường, thông báo thỏa ước lao động tập thể, nội quy an toàn vệ sinh, nội quy an toàn lao động, kế hoạch đưa cán bộ môi trường đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp; Đơn giản hóa thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm thời gian chờ đợi và chi phí đi lại cho doanh nghiệp; Hỗ trợ doanh nghiệp trong khi xây dựng các thủ tục hành chính và giải thích tận tình các quy định của pháp luật về các

biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra và tham gia hoạt động thanh tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động; xây dựng kế hoạch tuyên truyền giáo dục pháp luật môi trường cho người lao động và người sử dụng lao động trong KCN.

UBND tỉnh cũng cần chi tiết hơn trách nhiệm của từng sở, ban ngành trong việc thực hiện từng nội dung quản lý môi trường trong KCN như nội dung: xây dựng kế hoạch về phát triển các nguồn tái chế rác thải; phố biến tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật lao động; giải quyết các khiếu nại. Chẳng hạn, trong quản lý môi trường là người nước ngoài cần có sự phối hợp của Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, Công an tỉnh, huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cần chủ động thực hiện các nội dung như tổ chức tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp các quy định của Pháp luật về biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường là người nước ngoài. Theo Luật Thanh tra hiện hành (có hiệu lực từ 01/7/2011) thì Luật Thanh tra không quy định chức năng Thanh tra đối với Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh dẫn đến hoạt động thanh tra của Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh gặp nhiều khó khăn, không thể xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện doanh nghiệp KCN vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động. Hơn nữa, việc tiến hành kiểm tra thanh tra ở nhiều lính vực khác nhau đôi khi gây chồng chéo, phiền hà và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc tiến hành kiểm tra, thanh tra nói chung, kiểm tra, thanh tra về lao động nói riêng cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, ngành chức năng có liên quan để tránh chồng chéo, đồng thời nâng cao hiệu lực của công tác thanh kiểm tra. Cùng với công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp về chính sách pháp luật, hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chính sách về môi trường của doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách về môi trường của các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)