7. Bố cục của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở
ở một số quốc gia trên thế giới.
Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu năm 2000, chương trình môi trường Liên Hợp quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ XXI, khi thế giới đang giải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, gia tăng chất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy giảm tầng ozon, biến đổi khí hậu, thì các vấn đề mới vẫn tiếp tục nảy sinh, như tác động tiềm tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổi gen, sự hạn chế về giải quyết hậu quả do tiếp xúc với hóa chất tổng hợp độc hại. Báo cáo “Triển vọng môi trường toàn cầu 2000” của UNDP đã làm rõ tính bức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên là: Sự biến đổi khí hậu, suy giảm chất và lượng tài nguyên nước, suy thoái đất, nạn phá rừng và sa mạc hóa. Tiếp theo là các vấn đề xã hội: sự gia tăng dân số và biến đổi về giá trị xã hội. Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối tương tác phức tạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quyển và đại đương, sự dịch chuyển của các dòng hải lưu (UNDP, 2000). Chính vì vậy, vấn đề môi trường đang được thế giới quan tâm và các hoạt động về môi trường diễn ra đều nhằm mang lại cho chúng ta một môi trường tốt đẹp hơn.
Quản lý môi trường trong KCN - bài học từ Singapore: Hoạch định chiến lược quản lý môi trường hợp lý. Chiến lược bảo vệ môi trường trong KCN của Singapore gồm bốn khâu thành phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục. Ngay từ những năm 1970, Singapore đã tổ chức riêng Bộ Môi trường và Cục Phòng chống ô nhiễm nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Tiếp đó,
hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát và xử lý các chất độc hại. Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa ô nhiễm được thực hiện thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cường trang bị phương tiện thu gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt buộc phải kiểm tra nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo các phương tiện thu gom và xử lý chất thải được sử dụng và bảo trì hợp lý. Việc kiểm soát thường xuyên môi trường không khí và môi trường nước trong đất liền và trên biển cũng được thực hiện để tiếp cận các chương trình kiểm tra ô nhiễm môi trường một cách đầy đủ và có hiệu quả. Việc thực hiện nhiều chương trình giáo dục dân chúng tham gia bảo vệ và quản lý môi trường cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược chung này.
Quản lý môi trường trong KCN - bài học từ Trung Quốc: Công tác bảo vệ môi trường trong KCN của Trung Quốc hiện đạt được nhiều thành tựu do Trung Quốc thực hiện tổng hợp rất nhiều biện pháp và chính sách bảo vệ môi trường.
Trước hết, Chính phủ rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Chính
phủ tăng cường việc giám sát và quản lý môi trường, tăng thêm vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích công chúng tham gia bảo vệ môi trường.
Thứ hai, hoạt động xây dựng pháp luật môi trường được chú trọng đặc
biệt. Trung Quốc đã ban hành sửa đổi Luật phòng chống nạn ô nhiễm khí quyển, Luật phòng chống nạn ô nhiễm nước, Luật phòng chống tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, Trung Quốc luôn chú trọng tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ
môi trường.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở Việt Nam. ở Việt Nam.
a. Kinh nghiệm quản lý tại Khu công nghiệp Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình
Công ty TNHH Khai Phát Đài Tín (Công ty Đài Tín) được thành lập ngày 30/12/2002, là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phúc Khánh, tỉnh Thái Bình. Từ năm 2003 đến 2005, Công ty Đài Tín đã tập trung đẩy
mạnh xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN Phúc Khánh và tích cực kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư đến từ Đài Loan. Năm 2008, KCN đã được lấp đầy 100% đất công nghiệp có thể cho thuê với 23 doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh.
Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Công ty Đài Tín đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Phúc Khánh – Đài Tín và được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
Hàng năm, Công ty đều thực hiện tốt công tác quản lý môi trường của KCN, trong đó công tác vệ sinh môi trường được thực hiện thường xuyên; đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động trong KCN thực hiện tốt công tác BVMT; nghiêm chỉnh chấp hành chế độ quan trắc định kỳ, nộp báo cáo kết quả quan trắc đến cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn 06 tháng/lần theo quy định.
Các dự án thứ cấp đầu tư trong KCN được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết BVMT trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận; thực hiện nghiêm túc các nội dung và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT.
Công tác xử lý nước thải
Hiện nay KCN Phúc Khánh – phân khu do Công ty Đài Tín quản lý hạ tầng đã kiểm soát được ô nhiễm do nước thải phát sinh trong KCN. Ngoài 2 doanh nghiệp có trạm xử lý nước thải riêng thì 100% các doanh nghiệp khác đều thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom của Trạm xử lý nước thải tập trung. Như vậy, nước thải của tất cả các doanh nghiệp đều được thu gom xử lý đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường.
Công tác xử lý khí thải
hết các nhà máy có phát sinh khí thải đều được các doanh nghiệp lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định. Trong thời gian vừa qua, tại KCN Phúc Khánh không có khiếu nại về việc phát tán bụi, khí thải độc hại vào môi trường gây ảnh hưởng đến nhân dân bên cạnh KCN.
Để đảm bảo giảm thiểu các tác động đến môi trường do khí thải từ các nhà máy thuê đất và hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN phát sinh khí thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường, Công ty Đài Tín đã áp dụng các biện pháp sau:
- Yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện cam kết BVMT. Khi thỏa thuận cho các nhà đầu tư thuê đất để xây dựng nhà máy, Công ty Đài Tín yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật BVMT, cụ thể: trước khi ký hợp đồng thuê đất, các nhà đầu tư lập dự án và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Như vậy trong khi hoạt động các nhà máy phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu cũng như xử lý khí thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.
- Yêu cầu các nhà đầu tư phải đầu tư xây dựng hệ thống các lò đốt lò hơi đồng bộ, có bộ phận xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn.
- Bố trí cán bộ phụ trách về môi trường, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các nhà máy thực hiện tốt về BVMT. Trong trường hợp các nhà máy xảy ra sự cố về môi trường, Công ty Đài Tín có trách nhiệm phối hợp với các nhà máy xử lý khắc phục sự cố, báo cáo cho các cơ quan chức năng về các vấn đề xảy ra.
- Trồng cây xanh có tán lá rộng tại các tuyến đường KCN, tại các khe hạ tầng KCN và trên các khu đất quy hoạch trồng cây xanh... tỷ lệ cây xanh đạt khoảng 10% đất KCN.
Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Bình, Công ty Đài Tín đã làm đầu mối tổng hợp nhu cầu của các doanh nghiệp, họp với các doanh nghiệp trong KCN
thông qua Hiệp hội thương nghiệp Đài Loan thống nhất để Công ty Đài Tín liên hệ ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị Thái Bình để thu gom xử lý rác thải sinh hoạt cho các doanh nghiệp theo quy định của UBND tỉnh. Một số doanh nghiệp có chất thải rắn công nghiệp đặc thù tiến hành thu gom và phân loại bán tái chế hoặc chuyển giao cho các đơn vị thu gom xử lý chất thải rắn khác. Đối với chất thải nguy hại, các doanh nghiệp đã đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị có đủ chức năng đến hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với các doanh nghiệp trong KCN.
Về cơ bản, việc quản lý chất thải rắn tại KCN Phúc Khánh trong thời gian qua đảm bảo các quy định của pháp luật BVMT, tại KCN không có tình trạng gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố môi trường
Khi có sự cố xảy ra Công ty Đài Tín xác định nguyên nhân gây ô nhiễm; sau đó yêu cầu đơn vị gây ra ô nhiễm ngừng sản xuất để khắc phục ô nhiễm, đồng thời báo cáo các cơ quan chức năng có thẩm quyền đến theo dõi giám sát. Chỉ khi nào được các cơ quan chức năng đồng ý, đơn vị gây ra ô nhiễm mới được sản xuất trở lại.
Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố đối với hoạt động thu gom xử lý nước thải tập trung trong KCN được nghiêm túc thực hiện. Cụ thể, các thiết bị máy móc thu gom, xử lý nước thải được thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng để hoạt động tốt; trường hợp có sự cố hỏng thiết bị, nước thải được lưu trữ tại bể điều hòa và nhanh chóng tiến hành sửa chữa, lắp đặt thiết bị dự phòng; trường hợp thiết bị quan trắc báo hiệu nước thải không đạt quy chuẩn xả thải sẽ nhanh chóng kiểm tra, điều chỉnh tình trạng hoạt động các bể xử lý trong thời gian ngắn nhất…
Trong thời gian vừa qua, tại KCN Phúc Khánh (phân khu Công ty Đài Tín quản lý) đã không còn vấn đề ô nhiễm do nước thải, khí thải. Đó là do ý thức của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN đã được nâng cao, các
doanh nghiệp hầu hết có công trình xử lý sơ bộ nước thải và đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải chung; 2 doanh nghiệp có công trình xử lý nước thải riêng (Công ty NienHsing và Công ty Shengfang) đều vận hành tốt hệ thống đảm bảo các chỉ tiêu đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A quy định giá trị C; hệ thống xử lý nước thải chung của Công ty Đài Tín được vận hành hiệu quả; nước thải của KCN khi thải ra ngoài môi trường được kiểm tra giám sát bằng hồ kiểm chứng nước thải và kiểm soát chặt chẽ, liên tục qua trạm quan trắc tự động nước thải. Tại KCN Phúc Khánh, Công ty Đài Tín bố trí một bộ phận vệ sinh môi trường gồm 06 người có nhiệm vụ quét dọn trong khuôn viên trụ sở làm việc và trên các tuyến đường của KCN.
Bên cạnh đó, Công ty Đài Tín đã trồng cây xanh trên toàn bộ diện tích đất cây xanh theo quy hoạch đã được giao, diện tích cây xanh đã thực hiện được là 98.986 m2. Trên toàn bộ vỉa hè các tuyến đường trong KCN đã được trồng cây xanh có tán lá rộng, khoảng cách giữa các cây trồng trên vỉa hè khoảng 5 - 6m, được thực hiện theo tiêu chuẩn cây trồng hè phố.
Như vậy, Công ty đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về BVMT; quản lý và bước đầu kiểm soát được công tác xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn trong KCN. Trong thời gian tới, Công ty sẽ liên tục cập nhật các văn bản, quy định của pháp luật BVMT để thực hiện duy trì tốt công tác BVMT, đồng thời đôn đốc nhắc nhở các doanh nghiệp thứ cấp thực hiện với mục tiêu phấn đấu đưa KCN Phúc Khánh trở thành một KCN xanh của tỉnh.
Bên cạnh các khu công nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường còn có một số khu công nghiệp đi trái với những cam kết gây thiệt hại lớn đến môi trường xung quanh và sức khỏe, chất lượng cuộc sống của nhân dân như vụ án Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh).
b. Khu kinh tế Vũng Áng
Thời gian qua, dự luận cả nước đang sôi nổi bàn luận về vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại khu vực miền Trung với hiện tượng tiêu biểu là cá chết hàng loạt bởi nguồn nước thải của công ty TNHH Formosa sản xuất gang thép.
Khu kinh tế Vũng Áng chủ yếu do Trung Quốc thầu và thi công được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp – cảng biển Vũng Áng được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh có diện tích 22.78 ha với mục tiêu xây dựng, phát triển khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là: phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển, công nghiệp thép, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu, phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng – Sơn Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ ra biển quan trọng của Bắc Trung Bộ, xây dựng khu đô thị mới Vũng Áng, đồng thời ưu tiên phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển trở thành các điểm du lịch quan trọng trong tuyến du lịch ven biển Bắc Trung Bộ.
Với mục đích khai thác lợi thế vị trí địa lý tự nhiên như gần cảng nước sâu Vũng Áng và Sơn Dương, gần quốc lộ 1A, trên quốc lộ 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt Thạch Khê để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh, tạo điểm bứt phá về kinh tế - xã hội thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập với cả nước và quốc tế.
Tuy nhiên, từ khi đi vào xây dựng đến nay, khu kinh tế Vũng Áng đã vi phạm nhiều lỗi và đã được chính quyền địa phương ghi nhận như:
- Ngày 11 tháng 7 năm 2014, Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh đã ra thông báo không đồng ý đề xuất xây dựng miếu thờ. Tuy nhiên, phía Formosa vẫn tiếp tục xây dựng miếu thờ ngay trong dự án và đã hoàn tất phần thô. Cuối cùng chấp nhận tháo dỡ.
- Ngày 4 tháng 8 năm 2015, Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa thông báo có gần 150 sai phạm an toàn lao động tại Vũng Áng.
- Ngày 25 tháng 3 năm 2015, một vụ sập giàn giáo đã xảy ra tại đây khiến cho 13 người tử vong tại chỗ và 29 người bị thương.
- Ngày 8 tháng 12 năm 2015, Formosa Vũng Áng xây dựng toà tháp “biểu tượng tinh thần” cao 32m nhưng chưa được cấp phép.
- Ngày 25 tháng 4 năm 2016, thợ lặn Lê Văn Ngẩy tử vong sau khi lặn vùng nước ô nhiễm tại khu vực này.
- Vào tháng 4 năm 2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng. Hiện tượng này sau đó đã lan ra