Tăng cường hoạt động giám sát, quan trắc và công tác cảnh báo ô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

7. Bố cục của luận văn

3.3.6. Tăng cường hoạt động giám sát, quan trắc và công tác cảnh báo ô

nhiễm môi trường

Trước thực trạng phát triển ngày càng nhanh của các KCN trên địa bàn huyện, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thực hiện lập quy hoạch các phương án bảo vệ môi trường của các KCN thời kỳ 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh phối hợp với các đơn vị có liên quan cần dự báo chính xác diễn biến môi trường cho các KCN của tỉnh Bắc Ninh nói chung, của KCN huyện Tiên Du nói riêng, cụ thể cho từng mặt hàng sản xuất, từng doanh nghiệp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng môi trường để có thể đảm bảo diễn biến môi trường được ổn định trong KCN có trình độ khoa học kỹ thuật cao, có ý thức kỷ luật tốt, đủ sức tiếp thu những thành tựu của khoa học hiên đại, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch cách thức xử lý chất thải của các doanh nghiệp KCN theo từng năm, từng thời kỳ sát với thực tế để có dự báo chính xác, đáp ứng cho công tác chuẩn bị mức xả thải ô nhiễm môi trường. Cùng với đó là sự theo dõi, nắm bắt chặt chẽ mức xả thải ra môi trường của tỉnh hàng năm. Tốc độ tăng mức độ ô nhiễm được tính toán qua công tác điều tra, theo dõi, tốc độ đô thị hoá của tỉnh,... Bên cạnh đó cần mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển công nghệ xử lý chất thải thông qua phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương, phối hợp với các tỉnh bạn và mở rộng.

Nâng cao năng lực giám sát chất lượng và cảnh báo ô nhiễm môi trường: Bổ sung cán bộ giám sát chất lượng môi trường tại các huyện, xã để phát hiện kịp thời sự cố môi trường và ô nhiễm môi trường nhằm cảnh báo với người dân và doanh nghiệp. Sử dụng các công cụ truyền thông như truyền thanh, truyền hình để tuyên truyền, cảnh báo đến người dân các sự cố về môi trường và cung cấp số điện thoại để người dân phản ánh các vấn đề môi trường phát sinh tại địa phương. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng

thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm.

Rà soát và xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới quan trắc: Định kỳ hằng năm ở cấp tỉnh tiến hành hoạt động quan trắc nhằm đánh giá diễn biến chất lượng môi trường trên toàn tỉnh. Đối với đơn vị quản lý môi trường cấp huyện cũng cần xây dựng một mạng lưới quan trắc riêng và định kỳ tiến hành thực hiện, lập báo cáo hiện trạng môi trường của huyện. Khi trên địa bàn xảy ra những hiện tượng bất thường phải xác định được nguyên nhân và báo cáo cấp cao hơn để có giải pháp khắc phục kịp thời, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và người dân.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường; xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. Tổ chức các cuộc họp định kỳ tại các huyện nhằm phổ biến các quy định, kiến thức về bảo vệ môi trường đến người dân; nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, các quy hoạch phát triển KT- XH,… Các cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường, đóng đủ các loại phí về môi trường, đảm bảo cán bộ, nhân viên tại các cơ sở sản xuất được tập huấn các kỹ năng về sức khỏe lao động, an toàn về môi trường,… Xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của người dân như thành lập các tổ, đội bảo vệ môi trường tại xã, ấp gồm nhiều thành phần, thường xuyên kiểm tra việc bảo vệ môi trường trên địa bàn để thông tin kịp thời về các vi phạm đến cấp cao hơn, đồng thời hướng dẫn việc xử lý rác thải, nước thải,…

Tăng cường vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình triển khai, áp dụng các quy định, chính sách về môi trường và cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các vụ việc về môi trường. Biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường hiệu quả giữa các cán bộ môi

trường. Tuyên truyền nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép giáo dục môi trường vào các buổi học trên lớp, hoạt động ngoại khóa qua đó giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường của các em. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường hằng năm với sự tham gia của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)