7. Bố cục của luận văn
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập - Dân số, lao động: Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Tiên Du, năm 2014 dân số của toàn huyện là 134.714 người, trong đó dân số thành thị có 12.060 người, chiếm 8,95% dân số toàn huyện, dân số nông thôn có 122.654 người, chiếm 91,05% dân số toàn huyện. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện vẫn nằm ở mức cao 1,3%/năm. Mật độ dân số trung bình trên địa bàn huyện tính đến năm 2014 là 1.367 người/km2, cao hơn so với mật độ trung bình chung của tỉnh 33 người/km2. Mật độ dân số phân bố không đều giữa các xã và thị trấn, trong đó: thị trấn Lim có mật độ dân số cao nhất với 2.218 người/km2; xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Cảnh Hưng với 932 người/km2
. - Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong những năm vừa qua kinh tế huyện Tiên Du phát triển với nhịp độ khá cao, hiệu quả. Tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tổng sản phẩm trên địa bàn huyện (GRDP) theo giá so sánh 2010 tăng bình quân 8,5%/năm; trong đó: Công nghiệp - XDCB tăng bình quân 9,4%; thương mại, dịch vụ tăng 8,9%; nông - lâm - thủy sản tăng 1,9%. Cơ cấu kinh tế theo ngành năm 2015: Công nghiệp - XDCB 75,3%, thương mại - dịch vụ 16,6%,
nông - lâm nghiệp - thủy sản 8,1%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,2 triệu đồng/người/năm. (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2015). + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Với tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân trong những năm qua, trên cơ sở khai thác lợi thế về đất đai, lao động, khoa học, huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Năm 2014, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 77,89%, tăng 3,57% so với năm 2011, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 4,90% giảm 4,01% so với năm 2001. Bởi vậy, trong quy hoạch phải dành một tỷ lệ thích đáng đất nông nghiệp để chuyển sang đất công nghiệp và xây dựng. (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ
huyện, năm 2015).
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+ Sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2015 đạt 1.204,4 tỷ đồng; tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 37,9%, ngành chăn nuôi 46,1%, tăng 0,4%; thủy sản 8,1% và lâm nghiệp 0,5%. Sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư, cơ giới hóa, xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lý, đưa giống mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh. Diện tích lúa hàng hoá tăng từ 22,9% năm 2010 lên 33,6%, lúa lai từ 32% lên 40,7%; năng suất lúa đạt 62,85tạ/ha, tăng 2,5% so với năm 2010, tổng sản lượng lương thực đạt 56.390 tấn; giá trị trồng trọt đạt 96 triệu đồng/ha, tăng 12 triệu đồng/ha so với Nghị quyết Đại hội đề ra. Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi tập trung; trên 400ha mô hình kinh tế trang trại, VAC, hoa, cây cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoàn thành quy hoạch chung về xây dựng nông thôn mới, quy hoạch chi tiết trung tâm xã, quy hoạch khu đất ở dân cư, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Đầu tư 188 công trình hạ tầng, với 467,889 tỷ đồng và chỉ đạo thực hiện đồng bộ các tiêu chí khác. Kết quả đến hết tháng 6, năm 2015: xã điểm Tân Chi được tỉnh công nhận cơ bản đạt
chuẩn xây dựng nông thôn mới; Xã Hoàn Sơn đạt 18/19 tiêu chí, 04 xã đạt 17 tiêu chí, 03 xã đạt 16 tiêu chí, 03 xã đạt 15 tiêu chí, xã Phú Lâm đạt 14 tiêu chí. (Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2015). Đến năm 2017, huyện Tiên Du chính thức hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia về nông thôn mới cấp huyện theo Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 10/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016.
+ Công nghiệp - xây dựng: Hiện nay, trên địa bàn huyện Tiên Du có 3 KCN tập trung bao gồm: KCN Tiên Sơn và Đại Đồng - Hoàn Sơn, VSIP Bắc Ninh đã thu hút đầu tư tăng từ 158 dự án năm 2010, lên 250 dự án năm 2015 với công nghệ ngày càng hiện đại; trong đó 247 dự án đã đi vào sản xuất, giải quyết việc làm cho hơn 45.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tăng nhanh; năm 2015 đạt 30.019 tỷ đồng. Huyện Tiên Du cũng đã hình thành 02 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Phú Lâm và cụm công nghiệp Tân Chi hiện có 24 doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, số vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1.500 lao động. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển, có trên 100 doanh nghiệp, HTX sản xuất giấy, vật liệu xây dựng, tơ tằm, may mặc, thủ công mỹ nghệ… tạo việc làm cho trên 5.000 lao động. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Tiên Du có doanh nghiệp Công ty Hải Linh có trụ sở tại thôn Chi Đống, xã Tân Chi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu đã có đóng góp vào nguồn thu toàn huyện hàng năm đạt hàng trăm tỷ đồng. (Báo
cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ huyện, năm 2015).
* Thương mại - dịch vụ: Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm đầu tư cải tạo và nâng cấp như: chợ Sơn, chợ Ve, chợ Tam Tảo, chợ Nghĩa Chỉ. Các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển mạnh tại thị trấn, thị tứ, khu trung tâm xã và khu đông dân cư. Trung tâm thương mại HDB - chợ đầu mối Lim mới được đầu tư xây dựng với quy mô lớn đã tạo được bước phát triển mạnh về thương mại - dịch vụ. Đưa tổng giá trị luân chuyển hàng hóa năm 2014 đạt 3.443 tỷ đồng, tăng 2.081 tỷ đồng so với năm 2010. Quy hoạch phát triển
ngành du lịch được UBND huyện đặc biệt quan tâm, đặc biệt Khu du lịch sinh thái Phật Tích với quy mô nghiên cứu khoảng 2.700ha do Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế AIC làm Chủ đầu tư đã và đang nâng tầm du lịch tâm linh trong tam giác Chùa Phật Tích, chùa Bách Môn, chùa Lim - Chùa Dâu - Đền bà chúa kho; khu trung tâm văn hóa đồi Lim - nơi hàng năm diễn ra lễ hội Lim cũng được UBND huyện Tiên Du quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Một số hoạt động văn hóa như lễ Hội Lim, hội chùa Phật Tích, đình Tam Tảo,... hàng năm thu hút hàng chục vạn lượt khách về du lịch, thăm quan. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện trong những năm tới (UBND huyện Tiên Du, 2014).