Tăng cường giải pháp về mặt kỹ thuật công nghệ và kinh tế của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 99)

7. Bố cục của luận văn

3.3.7. Tăng cường giải pháp về mặt kỹ thuật công nghệ và kinh tế của các

các doanh nghiệp trong KCN

- Giải pháp về mặt kỹ thuật công nghệ: Hoạt động BVMT sẽ không có hiệu quả nếu không theo kịp tốc độ phát triển KT-XH. Tăng cường nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia môi trường là giải pháp hỗ trợ để công tác BVMT đạt được kết quả ngày càng cao hơn. Đồng thời doanh nghiệp phải triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các thành tựu về khoa học môi trường, đặc biệt là công nghệ xử lý chất thải, phòng chống khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, xây dựng các đề án, dự án BVMT. Lập ngân hàng dữ liệu và nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các ngành công nghiệp. Đồng thời hiện đại hoá công nghệ và sản xuất thiết bị chuyên ngành xử lý chất thải khí và bụi cho lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm từ cao su,... Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án đầu tư đưa vào áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với điều kiện của từng vùng trong tỉnh để xây dựng hệ thống thoát và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp cho các KCN. Các doanh nghiệp nhập khẩu tiến tới tự sản xuất các thiết bị phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, và các rác thải trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ xử lý rác thải hữu cơ để sản xuất phân bón vi sinh. Lập trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí, mở cho KCN, khu vực lân cận và vận hành các trạm có hiệu quả. Đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất thực hiện các chương trình sạch hơn, kể cả đổi mới thiết bị công nghệ thông qua quỹ tài trợ xoay vòng. Vấn đề này cần thực hiện ưu tiên trong lĩnh vực giao thông, sản xuất nông nghiệp, làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hiệu suất cao hơn đồng hành với lưu lượng thải thấp hơn. Cần tăng cường thêm ngân sách hàng năm cho khoa học

công nghệ của tỉnh, nhằm ưu tiên khuyến khích việc ra đời các dự án, đề án về dây truyền sản xuất sạch hơn trước mắt cho một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp hiện nay và tương lai đến 2020 sẽ phát triển mạnh có nguy cơ ô nhiễm cao như: Chế biến nông sản thực phẩm, tơ tằm dệt nhuộm, chế biến lâm sản, gốm sứ và vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ. Hình thành phát triển ngành công nghiệp môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, ưu đãi về thuế để lôi kéo việc nhập khẩu và tiến tới sản xuất tại địa bàn tỉnh các dây truyền sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề với hiệu suất sản phẩm cao và lưu lượng thải thấp. Bên cạnh các hình thức tự nguyện, việc bắt buộc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn phải thực hiện ngay đối với một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm.

- Giải pháp về mặt kinh tế: Tăng cường đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư BVMT theo tinh thần nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị, bao gồm: Nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách của tỉnh, huyện, các Bộ, ngành, nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, vốn ODA. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đóng góp của cộng động hoặc áp dụng các công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải,... Ngoài ra doanh nghiệp có thể lồng ghép công tác BVMT vào các chương trình, đề án phát triển KT-XH của các cấp các ngành trong huyện. Quỹ môi trường của huyện sẽ được ngân sách tỉnh trích ra ban đầu để đầu tư cho các hoạt động xử lý, cải tạo môi trường và khen thưởng cho các tổ chức cá nhân có thành tích BVMT. Hàng năm, Quỹ được bổ sung từ nguồn thu phí BVMT của các doanh nghiệp như phí nước thải, vệ sinh, xử lý rác thải và phí xử phạt do vi phạm luật môi trường của nhà nước Việt Nam và quy chế môi trường của tỉnh trên cơ sở “người gây ô nhiễm phải trả tiền cho ô nhiễm”. Quỹ BVMT của tỉnh sẽ là nguồn vốn tái đầu tư cho các dự án trong Đề án. Quỹ môi trường còn được tích luỹ dưới các hình thức quyên góp dưới dạng tiền mặt hoặc trực tiếp đầu tư và thi công các dự án BVMT của các cá nhân, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện nước ngoài vì sự nghiệp BVMT bền vững cho tỉnh nhà. Các hình thức lao động vệ sinh môi trường, lao động công ích đó cũng là hình thức tạo quỹ cho

môi trường của tỉnh. Mọi cá nhân hay tập thể sử dụng quỹ môi trường của tỉnh không đúng mục đích gây thất thoát quỹ môi trường coi như họ là những kẻ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cần xử phạt nghiêm khắc theo luật nhà nước hoặc quy chế hiện hành của Tỉnh. Để phát huy có hiệu quả sử dụng nguồn quỹ này, cần có một cơ chế năng động và linh hoạt để đảm bảo khai thác tốt đầu tư vào các hoạt động BVMT.

Tiểu kết chƣơng 3

Chương 3 đưa ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng của tỉnh, của huyện về công tác bảo vệ môi trường. Huyện Tiên Du đã đưa ra từng nhiệm vụ cụ thể để bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện và cụ thể hoạt động bảo vệ môi trường tại KCN nói riêng, từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp tại 02 KCN nghiên cứu trên địa bàn huyện.

Qua kết quả đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp tại hai KCN Tiên Sơn và Đại Đồng - Hoàn Sơn huyện Tiên Du, dựa trên bộ công cụ Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng (PSR) cho thấy: Áp lực về dân số, sự cố; tình trạng ô nhiễm môi trường đất, ô nhiệm môi trường đất trong các KCN đang ở mức rủi ro. Sự phát triển của các KCN đã góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên vấn đề gia tăng dân số cơ học gây ra nhiều hệ lụy cho chính quyền và địa phương, số lượng công nhân trong các KCN tăng lên làm cho việc quản lý ở địa phương gặp nhiều khó khăn như: giáo dục, nhà ở cho công nhân, chăm sóc sức khỏe, áp lực lớn đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội dẫn đến phát sinh những hạn chế, những mặt trái như: tệ nạn xã hội, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường sống đang có xu hướng gia tăng.

Trách nhiệm của các cấp, các ngành cần đề ra những giải pháp đồng bộ, biện pháp khả thi giải quyết các vấn đề đang gây áp lực lên môi trường công nghiệp ở huyện.

UBND huyện có trách nhiệm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về môi trường các cấp xác định rõ trách nhiệm, phân công, phân cấp cụ thể cho các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị về quản lý và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định, phê duyệt quy hoạch và quản lý quy hoạch, trong đó phải tính đến mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường, xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2030 định hướng

đến năm 2050. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát sớm ô nhiễm môi trường, phát hiện sớm và xử lý kịp thời những doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường, có hành vi gây ô nhiễm môi trường; kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng và buộc các đơn vị vi phạm phải có các biện pháp phục hồi môi trường theo quy định. Giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định công nghệ của các dự án đầu tư mới vào KCN, chỉ tiếp nhận các dự án đầu tư có công nghệ cao, sự dụng ít năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức quan chắc, đo đạc, phân tích và kiểm soát thường xuyên các thông số chất lượng môi trường, trên cơ sở đó đề các giải pháp xử lý bảo vệ môi trường. Đây là biện pháp đòi hỏi đầu tư phù hợp về nguồn nhân lực, vật lực vì đó là một quá trình tổng hợp các biện pháp kỹ thuật, công nghệ, kiểm soát chất thải của doanh nghiệp. Nếu làm tốt được việc này đây sẽ là giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất đối với quá trình phát triển KT-XH trong chiến lược phát triển bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN tỉnh Bắc Ninh nói chung, KCN Tiên Du nói riêng, đã có nhiều nhà đầu tư từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…tiến hành đầu tư, xây dựng nhà máy tại các KCN huyện Tiên Du giúp tạo thêm việc làm cho nhiều lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các nhà máy tăng đáng kể dẫn đến số lượng lao động trong các KCN và dân số của địa phương cũng tăng. Điều đó gây ra không ít khó khăn đối với địa phương trong công tác quản lý môi trường. Đề tài này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở huyện Tiên Du. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp dưới góc độ pháp luật là những chế định của luật môi trường, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý môi trường giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội, các hành vi quản lý môi trường, vấn đề giải quyết ô nhiễm trong KCN. Qua việc tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về môi trường của huyện Tiên Du giai đoạn 2012 - 2017, tôi đưa ra những kết luận như sau:

Công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng và ngày càng được quan tâm hơn. Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý môi trường được quy định đối với UBND huyện. Cụ thể như: Việc tiếp thu, thực hiện và chỉ đạo thực hiện các văn bản của các cấp các ngành cho công tác quản lý môi trường thực hiện kịp thời; Tổ chức 8 đợt tuyên truyền pháp luật về BVMT; Tổ chức đăng ký cam kết BVMT cho 58 cơ sở; Tiến hành 72 cuộc thanh tra, kiểm tra công tác BVMT, giải quyết 06 vụ việc khiếu nại tố cáo về môi trường góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở...

Tuy nhiên, việc phân bổ và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường chưa được sử dụng đúng mục đích, còn rất hạn chế, nguồn chi cho môi trường thấp, chiếm 0,03- 0,08% , do vậy nhiều dự án về môi không được bố trí nguồn kinh phí để thực hiện.

Đối với cấp xã: nhiệm vụ bảo vệ môi trường chưa thực sự được quan tâm, có 14/14 xã, thị trấn có cán bộ chuyên trách về môi trường, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường chưa chủ động. Nhiều nhiệm vụ BVMT chưa được UBND xã triển khai kịp thời.

Các dự án sản xuất, kinh doanh đã từng bước có ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, như: đăng ký cam kết bảo vệ môi trường trước khi triển khai xây dựng, số cơ đã đăng ký ngày càng tăng chiếm 60% (năm 2014) đến 75% (năm 2016). Bên cạnh những cơ sở đã chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường, vẫn còn một số thực hiện chưa tốt, do sợ tốn kinh phí, nên chỉ mang tính chất thực hiện để đối phó.

Các chính sách của Nhà nước và địa phương ban hành gây sự chồng chéo giữa các chính sách, khó khăn trong công tác triển khai, thực hiện tại các doanh nghiệp. Năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, người lao động ảnh hưởng tới việc triển khai, thực hiện công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp. Đặc điểm, quy mô của KCN, doanh nghiệp ảnh hưởng tới công tác xử lý chất thải môi trường. Qua quá trình tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về môi trường công nghiệp tại 02 KCN nghiên cứu, đề tài đã rút ra một số giải pháp như: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, văn bản, pháp luật, phối hợp công tác quản lý giữa các cơ quan quản lý, tập trung công tác đào tạo, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực.

2. Kiến nghị.

Từ các kết quả nghiên cứu trong thực tiễn, các số liệu thu thập được tôi xin đưa ra một số kiến nghị với UBND huyện Tiên Du như sau:

- Đề xuất UBND, HĐND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường không thấp hơn 1% tổng chi cân đối của ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm, đảm bảo chi đúng các nội dung chi và sử dụng có hiệu quả kinh phí chi sự nghiệp môi trường cho các cơ quan chuyên để tăng cường công tác BVMT trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra về BVMT, quản lý chất thải và BVMT tại các KCN, CCN.

- Đầu tư thiết bị và đào tạo nhân lực cho phòng Tài nguyên và Môi trường về quan trắc môi trường.

- Tăng cường, kiểm tra giám sát việc BVMT của các cơ sở, xử phạt thật nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

- Bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường cho các xã, thị trấn.

- Khi xét thi đua khen thưởng hằng năm, cần có chế độ khen thưởng, biểu dương đối với tổ chức, cá nhân tích cực trong công tác BVMT, phê bình những tổ chức, cá nhân không tham gia hay có những hành vi hủy hoại môi trường.

- Đánh giá rủi ro môi trường công nghiệp nhằm đánh giá một cách có hệ thống các tác động tiêu cực hay tiềm tàng của các chất ô nhiễm công nghiệp lên sức khỏe của thực vật, động vật hay toàn bộ hệ sinh thái.

Áp dụng bộ công cụ Áp lực - Trạng thái - Đáp ứng với các tiêu chí/chỉ thị tổng hợp (định lượng) gồm 3 nhóm có 14 chỉ thị thành phần (đơn) cụ thể:

+ Nhóm 1: Áp lực gồm các ảnh hưởng khách quan như: Thiên tai, sự cố, dân số và điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Ký hiệu từ P1 đến P4 tương ứng.

+ Nhóm 2: Trạng thái gồm các tác động của hoạt động công nghiệp đến môi trường sống như: Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, sức khỏe cộng đồng và tệ nạn xã hội. Ký hiệu từ S1 đến S5 tương ứng.

+ Nhóm 3: Đáp ứng gồm các điều tiết, biện pháp của các cấp quản lý như: Hệ thống xử lý tập trung, công nghệ sản xuất sạch hơn, tiêu chuẩn ISO 14000, sự tham gia của cộng đồng trong giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và sinh thái công nghiệp. Ký hiệu từ R1 đến R5 tương ứng.

- Phương pháp luận hệ thống: Nhận thức những vấn đề rủi ro môi trường cần phải đặt trong bối cảnh phân tích hệ thống các hệ sinh thái - nhân văn (hệ tự nhiên và hệ xã hội), vì có như vậy chúng ta mới nhận thức đầy đủ các chỉ thị điều kiện môi trường (trạng thái). Chúng bao gồm chất lượng môi trường và khía cạnh liên quan đến định tính, định lượng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chỉ thị của áp lực môi trường, chúng mô tả các vấn đề đối với môi trường (Áp lực) gây nên bởi hoạt động của con người. Bên cạnh đó,

các rủi ro môi trường KCN phát sinh chủ yếu do các hoạt động sản xuất công nghiệp trong các KCN và tiềm ẩn nhiều rủi ro (chủ ý và không chủ ý). Vì vậy,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)