Tăng cường công tác đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 93)

7. Bố cục của luận văn

3.3.3. Tăng cường công tác đầu tư tài chính

- Sử dụng các công cụ kinh tế (phí bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính): Đây là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả trong việc quản lý môi trường, giúp huy động nguồn lực từ xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Tăng cường trang thiết bị giám sát, quan trắc: Đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quan trắc từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hằng năm cũng như từ các chương trình, dự án,…

- Xã hội hóa nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường: Huy động các nguồn vốn đầu tư vào bảo vệ môi trường từ các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư theo hình thức nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng làm với sự hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước.

3.3.4. Tăng cường công tác quản lý thông tin về môi trường, chất lượng môi trường, môi trường sống trong KCN

- Công tác quản lý thông tin về môi trường, chất lượng môi trường. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho công tác truyền thông và hệ thống các cơ sở phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến cơ sở: Xây dựng mối liên kết sâu rộng giữa các doanh nghiệp với nhau để đưa các thông tin về cách xử lý chất thải, các bước bảo vệ môi trường; Tăng cường công tác phối hợp với các chính quyền, đoàn thể địa phương để khai thác có hiệu quả thông tin về môi trường cung ứng cho các doanh nghiệp; Cập nhật và đăng tải kịp thời các thông tin về cách bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường các doanh nghiệp trên trang Website.

- Công tác quản lý môi trường sống của người lao động. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đối với các doanh nghiệp KCN, đặc biệt là bảo vệ môi trường và thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường. Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp KCN thực hiện việc đo quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng/lần để xác định yếu tố độc hại ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài của doanh nghiệp; thực hiện đo môi trường lao động để phát hiện bệnh nghề nghiệp, xác định người lao động làm việc ở môi trường có yếu tố độc hại, nguy hiểm, từ đó doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện chế độ bổi dưỡng độc hại, nguy hiểm, tiền lương công việc, phụ cấp…cho người lao động. Bên cạnh đó để doanh nghiệp có biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động để tránh các tai nạn, bệnh tật có thể xảy ra. Tiếp tục tiến hành thường xuyên việc kiểm tra thực hiện quy định này của doanh nghiệp. Đồng thời, đôn đốc thành lập tổ chức Công đoàn, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa doanh nghiệp và người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 92 - 93)