Nội dung của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Nội dung của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp

công nghiệp.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp, doanh nghệp và người lao động.

+ Việc ban hành kịp thời, phù hợp và thường xuyên tuyên truyền pháp luật môi trường sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức của người lao động và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và xử lý chất thải, từng bước mở rộng và đảm bảo cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Pháp luật bảo vệ môi trường trong quản lý nhà nước là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các văn bản pháp luật đưa ra nhằm kiểm soát ô nhiễm, suy thoái sự cố môi trường, kiểm soát ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, suy thoái đất. Việc đổi mới cách thức xử lý ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe con người và chế độ phụ cấp trong môi trường độc hại đã tạo thành một hệ thống các cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, hỗ trợ mạnh mẽ trong quá trình sản xuất. Về cơ bản, nhà nước cần hỗ trợ doanh ngiệp và người lao động nắm rõ các quy định chủ yếu, liên quan trực tiếp đến môi trường và doanh nghiệp, thể hiện qua các quy định về chế độ đối với người lao động. Việc nắm rõ các quy định về chế độ đối với người lao động sẽ giúp người lao động hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường, thực hiện giám sát việc áp dụng các chính sách, quy định của pháp luật về môi trường của doanh nghiệp đối với mình. Về phía doanh nghiệp, việc thực hiện tốt các quy định về xử lý chất thải môi trường sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên mối quan hệ tốt với người lao động, cư dân xung quanh KCN trong quá trình sản xuất. Công tác tuyên truyền, tổ chức được thực hiện qua:

+ Tổ chức lớp tập huấn cho các KCN; bố trí đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến doanh nghiệp và người lao động. Hỗ trợ về chuyên môn để doanh nghiệp tự tổ chức phổ biến, tuyên truyền các chế độ, chính sách pháp luật môi trường đến người lao động trong doanh nghiệp.

+ Hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực quản lý môi trường. Thường xuyên giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện của doanh nghiệp, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được một số kết quả nhất định. Ngày 21/01/2009 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị 29-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị và xác định rõ “Không đưa vào vận hành, sử

dụng các KCN, khu công nghệ cao, khu đô thị, công trình, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất mới không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư do chất thải của các KCN, CCN, các làng nghề, ..." . Đến nay, Luật Bảo vệ môi trường

(năm 2014) và Luật Đa dạng sinh học (năm 2015) đã được Quốc hội thông qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện và bước đầu đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Nhận thức, ý thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, của các tầng lớp nhân dân được nâng lên một bước.

- Thống kê thông tin về môi trường và môi trường sống của người lao động trong KCN. Phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về môi trường cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động trong khu công nghiệp.

+Thống kê thông tin về môi trường khái niệm "Thông tin" là một khái niệm được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Ở mỗi góc độ thông tin có một nội hàm riêng, đặc trưng riêng. Thông tin về chất lượng môi trường là một số những chỉ tiêu đã đo lường được từ các nhà máy của KCN để thấy được mức độ nghiêm trọng cũng như đưa ra các biện pháp xử lý chất thải để đảm bảo sản xuất cũng như đảm bảo môi trường sống cho người lao động và khu vực dân cư lân cận.

Để thực hiện tốt công tác hỗ trợ cung cấp thông tin về môi trường thì doanh nghiệp, KCN cần đảm bảo các yêu cầu khi cung cấp thông tin:

+ Thông tin phải chính xác, toàn diện, đầy đủ, thống nhất, kịp thời; + Đảm bảo yêu cầu về định hướng, kế hoạch và sự đồng thuận trong xã hội; + Thông tin dễ nhận biết, dễ hiểu, đảm bảo cho việc tiếp nhận thông tin của các đối tượng tiếp nhận được dễ dàng, thuận lợi.

Việc hỗ trợ cung cấp thông tin về môi trường thường được thực hiện qua các hình thức sau:

+ Văn bản thông báo, tài liệu của các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu thông tin cung cấp;

+ Thông qua trao đổi, làm việc, tiếp cận trực tiếp đến các đối tượng cần cung cấp thông tin;

+ Thông qua các cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ;

+ Thông qua đội ngũ cung cấp thông tin tiếp nhận, chọn lọc, xử lý thông tin từ cơ sở, đối tượng tiếp nhận thông tin (Ban quản lý dự án KCN, 2014).

Môi trường sống của người lao động quanh KCN Môi trường sống nói chung và môi trường làm việc của người lao động nói riêng ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, được khẳng định là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH. Môi trường sống xung quanh KCN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất. Vì môi trường sống có sạch sẽ, không khí trong lành, không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp sẽ đảm bảo sức khỏe cho người lao động, ổn định kinh doanh.

Nội dung của môi trường sống xung quanh KCN bao gồm:

- Điều kiện làm việc: đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về không khí, ánh sáng, độ ồn, trang bị lao động…

- Điều kiện sống của người lao động: khu vực xung quanh khu sinh hoạt cần phải được vệ sinh sạch sẽ, tránh xa khu vực xử lý rác thải, nguồn nước phải được bảo đảm vệ sinh không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp. Môi trường làm việc tốt, hiệu quả là môi trường làm việc tạo điều kiện cho người lao động phát huy thể lực, trí lực của bản thân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, công việc được phân công đảm nhiệm. Xây dựng môi trường làm việc tốt, trong lành không bị ô nhiễm độc hại bởi chất thải công nghiệp với việc hoàn thiện đầy đủ các yếu tố về điều kiện làm việc; mối quan hệ giữa

doanh nghiệp với người lao động, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người lao động; đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về môi trường sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điểm nhấn để thu hút nhân lực đến làm việc tại các doanh nghiệp KCN; thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của các KCN (Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh huyện Tiên Du, 2012).

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường công nghiệp; giải quyết các tranh chấp khiếu nại; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường công nghiệp.

+ Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường công nghiệp.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật môi trường và xử lý các vi phạm pháp luật môi trường công nghiệp của các cơ quan nhà nước là một trong những công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước. Ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó cần có thanh tra, kiểm tra. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để đảm bảo quyền lợi của người lao động và khu vực dân cư sinh sống lân cận, xử lý nghiêm các doanh nghiệp xâm phạm quyền lợi hợp pháp của người lao động. Những hoạt động này tạo nên hiệu quả to lớn cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường trong các doanh nghiệp KCN. Chỉ khi có một đội ngũ và bộ máy thanh tra lao động chuyên trách, được đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và được bảo đảm bởi các điều kiện pháp lý chặt chẽ, mới đủ khả năng giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật môi trường. Hệ thống này phải có chức năng là: bảo đảm việc thi hành quy định pháp luật về điều kiện môi trường cho người lao động trong khi làm việc; cung cấp thông tin và góp ý kiến về kỹ thuật, cách thức hữu hiệu nhất để tuân thủ quy định pháp luật; lưu ý cơ quan có thẩm quyền về những khiếm khuyết của các quy định pháp luật. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát chặt chẽ các công đoạn, khu vực phát sinh yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất; phát hiện kịp thời, cô lập và xử lý các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi

trường đất khi có dấu hiệu ô nhiễm; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật. Đánh giá việc thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt. Đồng thời kiểm tra, đánh giá mức độ tuân thủ các nội dung môi trường đã cam kết; tổ chức đo đạc lấy mẫu và đề xuất xử lý các đối tượng không tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường.

+ Giải quyết các tranh chấp khiếu nại; xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường công nghiệp.

Trong quá trình sản xuất, quan hệ giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp trong KCN, giữa các KCN lân cận với nhau không phải lúc nào cũng diễn biến một cách ổn định bình thường theo đúng những thỏa thuận. Giữa họ có thể sẽ xuất hiện những bất đồng về quyền và lợi ích trong quá trình sản xuất. Có những bất đồng được các bên thỏa thuận và giải quyết được song cũng có thể có những bất đồng mà sự thương lượng của hai bên không thể giải quyết được. Những bất đồng, xung đột nếu được giải quyết tốt thì sẽ không trở thành mâu thuẫn, ngược lại, nếu không được giải quyết thì dễ trở thành những mâu thuẫn gay gắt. Lúc này, họ phải cần đến một trung gian đó là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để giải quyết theo đúng chức năng quyền hạn. Diện tích đất sử dụng trong một KCN bị hạn chế, công nghệ kĩ thuật xử lý hóa chất rác thải từ các nhà máy còn bị hạn chế dẫn đến các tranh chấp khiếu nại về khu vực xử lý rác thải cũng như gây ô nhiễm nguồn nước, không khí cho các khu vực xung quanh.

- Đánh giá hiện trạng môi trường công nghiệp, dự báo diễn biến môi trường.

Dự báo tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong KCN, năng lực sản xuất của các nhà máy, mức độ độc hại của các nguồn xả thải từ doanh nghiệp ra môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng nghĩa với việc đầu tư nâng cao trang thiết bị cho xử lý chất thải. Việc cung cấp thông tin về quá trình sản xuất cũng như các chỉ số về chất lượng môi trường được thông báo và đánh giá kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn và có biện pháp kịp thời để xử lý nguồn chất thải độc hại từ công nghiệp. Thông tin dự báo mức ô nhiễm môi

trường được sử dụng như là cơ sở để doanh nghiệp tham khảo và lập chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, người dân tham vấn và quyết định lựa chọn ngành nghề sản xuất cũng như các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải tốt nhất.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường côngnghiệp.

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới. ở một số quốc gia trên thế giới.

Trong báo cáo tổng quan về môi trường toàn cầu năm 2000, chương trình môi trường Liên Hợp quốc (UNDP) cho biết bước sang thế kỷ XXI, khi thế giới đang giải quyết các vấn đề truyền thống về ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, gia tăng chất thải, suy thoái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy giảm tầng ozon, biến đổi khí hậu, thì các vấn đề mới vẫn tiếp tục nảy sinh, như tác động tiềm tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổi gen, sự hạn chế về giải quyết hậu quả do tiếp xúc với hóa chất tổng hợp độc hại. Báo cáo “Triển vọng môi trường toàn cầu 2000” của UNDP đã làm rõ tính bức xúc của nhiều thách thức môi trường và nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng môi trường. Những vấn đề ưu tiên là: Sự biến đổi khí hậu, suy giảm chất và lượng tài nguyên nước, suy thoái đất, nạn phá rừng và sa mạc hóa. Tiếp theo là các vấn đề xã hội: sự gia tăng dân số và biến đổi về giá trị xã hội. Nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối tương tác phức tạp của hệ thống khí quyển, sinh quyển, băng quyển và đại đương, sự dịch chuyển của các dòng hải lưu (UNDP, 2000). Chính vì vậy, vấn đề môi trường đang được thế giới quan tâm và các hoạt động về môi trường diễn ra đều nhằm mang lại cho chúng ta một môi trường tốt đẹp hơn.

Quản lý môi trường trong KCN - bài học từ Singapore: Hoạch định chiến lược quản lý môi trường hợp lý. Chiến lược bảo vệ môi trường trong KCN của Singapore gồm bốn khâu thành phần: phòng ngừa, cưỡng bách, kiểm soát và giáo dục. Ngay từ những năm 1970, Singapore đã tổ chức riêng Bộ Môi trường và Cục Phòng chống ô nhiễm nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và quản lý chất thải rắn. Tiếp đó,

hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát và xử lý các chất độc hại. Những vấn đề cơ bản về phòng ngừa ô nhiễm được thực hiện thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hợp lý, chọn địa điểm công nghiệp thận trọng, kiểm soát gắt gao việc phát triển xây dựng, tăng cường trang bị phương tiện thu gom và xử lý chất thải. Một khi đã thực hiện biện pháp phòng ngừa thì bắt buộc phải kiểm tra nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo các phương tiện thu gom và xử lý chất thải được sử dụng và bảo trì hợp lý. Việc kiểm soát thường xuyên môi trường không khí và môi trường nước trong đất liền và trên biển cũng được thực hiện để tiếp cận các chương trình kiểm tra ô nhiễm môi trường một cách đầy đủ và có hiệu quả. Việc thực hiện nhiều chương trình giáo dục dân chúng tham gia bảo vệ và quản lý môi trường cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược chung này.

Quản lý môi trường trong KCN - bài học từ Trung Quốc: Công tác bảo vệ môi trường trong KCN của Trung Quốc hiện đạt được nhiều thành tựu do Trung Quốc thực hiện tổng hợp rất nhiều biện pháp và chính sách bảo vệ môi trường.

Trước hết, Chính phủ rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Chính

phủ tăng cường việc giám sát và quản lý môi trường, tăng thêm vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích công chúng tham gia bảo vệ môi trường.

Thứ hai, hoạt động xây dựng pháp luật môi trường được chú trọng đặc

biệt. Trung Quốc đã ban hành sửa đổi Luật phòng chống nạn ô nhiễm khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường công nghiệp trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)