7. Bố cục của luận văn
2.1.4. Những vấn đề môi trường cần giải quyết
Theo số liệu báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, ngay sau khi luật bảo vệ môi trường được ban hành ngày 17/12/1993, nhiều văn bản về hướng dẫn thi hành Luật ra đời tạo nên một khuôn khổ pháp lý chung cho mọi hoạt động bảo vệ môi trường. Để triển khai thực hiện, huyện chủ động tổ chức phổ biến, quán triệt các chủ trương của Trung ương, tỉnh về công tác bảo vệ môi trường tới cán bộ chủ chốt và chi, đảng bộ cơ sở. Do vậy, nhận thức về công tác bảo vệ môi trường trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân được nâng lên.
Ngoài ra, tại các buổi giao ban Tuyên giáo, Khoa giáo, Huyện ủy tổ chức đều đánh giá về tình hình môi trường và chỉ đạo giải quyết kịp thời những điểm nóng về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong nhân dân. Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành đoàn thể quan tâm. Hàng năm huyện còn xây dựng kế hoạch, tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng các ngày kỷ niệm về môi trường: Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường; ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,… Trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, huyện Tiên Du đã ban hành quy chế quản lý chất thải rắn thông thường; tiến hành ký cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đối với rác thải và nước thải trong y tế và trong
công nghiệp, huyện cũng chỉ đạo các đơn vị phải xử lý bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo không nguy hại đến môi trường.
Chỉ tính riêng trong 3 năm gần đây, huyện đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường: xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp; Đầu tư xây dựng 68 điểm tập kết và trung chuyển rác thải nông thôn tại 68/68 thôn trên địa bàn toàn huyện, cùng với đó nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ thu gom rác thải nông thôn; triển khai đề án phân loại rác thải sinh hoạt, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi đun đốt rác thải lò hơi… Qua đó, nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư đã được nâng lên một bước và ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện vẫn còn những thách thức. Trong đó, nhận thức về bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp, người dân chưa cao; chế tài xử lý vi phạm không đủ mạnh và nguồn kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế, ...
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường, huyện đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền phải nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của môi trường, từ đó mới xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời các cấp, ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân, nhất là nâng cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị từ huyện cho đến các xã, thị trấn đối với các hoạt động trong lĩnh vực phụ trách; trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm sức khoẻ và cuộc sống của nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách nên cần có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, sự tham gia tích cực của của toàn xã hội. Chính vì vậy, mỗi người dân bằng nhận thức và những hành động cụ thể, tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường. Qua đó, góp phần xây dựng huyện
Tiên Du phát triển bền vững, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường sống trong lành, tươi đẹp...