Yếu tố thuộc về cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 35 - 37)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho công

1.3.1. Yếu tố thuộc về cá nhân

* Nhu cầu của cá nhân:

Khi tham gia vào một tổ chức, mỗi cá nhân đều có những mong muốn thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình để có thể tồn tại và phát triển. Nhu cầu của con người được chia làm 2 loại: nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất là đòi hỏi về điều kiện vật chất cần thiết để con người có thể tồn tại và phát triển về thể lực. Nhu cầu tinh thần là những đòi hỏi về điều kiện để cá nhân tồn tại và phát triển về mặt trí lực. Hai loại nhu cầu này gắn bó mật thiết và có quan hệ biện chứng. Thỏa mãn về nhu cầu vật chất cũng làm cho con người thoải mái tinh thần và thúc đẩy họ hăng say làm việc. Mức độ thỏa mãn nhu cầu thể hiện ra là lợi ích của họ được đảm bảo. Lợi ích mà cá nhân nhìn nhận đầu tiên đó là lợi ích kinh tế giữa các cá nhân trong tập thể và giữa người lao động với người sử dụng lao động. Nếu lợi ích kinh tế không được đảm bảo thì sẽ triệt tiêu động lực làm việc của họ và khi lợi ích kinh tế được đảm bảo thì lợi ích tinh thần cũng được đáp ứng. Bởi

vậy, để tạo động lực, điều đầu tiên là phải biết được người lao động muốn gì từ công việc mà họ đảm nhận.

Đối với công chức, trong quá trình thực thi công vụ, nhu cầu và việc được thỏa mãn nhu cầu là động lực quan trọng thúc đẩy công chức làm việc. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan.

* Giá trị cá nhân

Giá trị cá nhân được hiểu là trình độ, hình ảnh của người công chức đó trong tổ chức hoặc xã hội. Tùy theo quan điểm giá trị khác nhau ở mỗi công chức mà họ sẽ có những hành vi khác nhau, khi ở những vị trí khác nhau trong tổ chức thì thang bậc giá trị cá nhân của họ cũng thay đổi dù nhiều hay ít. Chẳng hạn, khi ta xem xét những người nhiều ý chí, giàu tham vọng và có lòng tự trọng cao thì việc xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp là rất quan trọng bởi họ luôn muốn khẳng định mình qua công việc. Giá trị nhân cách của một cá nhân được thể hiện qua hành vi, thái độ ứng xử, qua hiệu quả hoạt động…của họ trong tổ chức và trong các mối quan hệ xã hội.

*Đặc điểm tính cách:

Tính cách là thuộc tính tâm lý cá nhân gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh tương đối bền vững của con người được thể hiện thông qua các hành vi hang ngày, thông qua các việc thể hiện ở thái độ, hành vi của con người đối với bản thân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đối với cả xã hội nói chung.

Đối với từng cá nhân, tính cách là kết quả tác động của sự giáo dục, rèn luyện của bản thân và sự tác động gián tiếp của môi trường mà công chức đó sống và làm việc. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo khi biết được tính cách của mỗi công chức trong cơ quan mình sẽ là cơ sở để họ tìm ra cách ứng xử và sử dụng tốt hơn trong quá trình họ thực thi công việc trong tổ chức.

* Khả năng, năng lực cá nhân:

Khả năng là những thuộc tính cá nhân giúp con người có thể lĩnh hội một công việc, một kỹ năng hay một loại kiến thức nào đó được dễ dàng và

khi họ được hoạt động ở lĩnh vực đó thì khả năng của họ sẽ được phát huy tối đa, kết quả thu được sẽ cao hơn những người khác.

Nếu như tính cách không mang tính di truyền thì năng lực vừa là yếu tố di truyền vừa là kết quả của của sự rèn luyện và trưởng thành trong thực tế. Trong các năng lực của con người thì quan trọng nhất là năng lực chuyên môn. Khi người công chức có một trình độ chuyên môn tốt nhưng chỉ được sắp xếp những công việc dưới khả năng của họ thì chưa phát huy được năng lực làm việc. Vì vậy, trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải biết thiết kế công việc, bố trí nhân sự sao cho công chức có điều kiện để duy trì và phát triển năng lực chuyên môn của mình.

Trong tổ chức, việc đánh giá đúng năng lực công chức là cơ sở để nhà quản lý sử dụng tốt nhân viên, đồng thời giúp người công chức thoải mái hơn khi được giao những công việc phù hợp với khả năng, năng lực và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)