Mức độ tham gia vào công việc của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 51 - 57)

Mức độ tham gia vào công việc của công chức biểu hiện: - Lý do lựa chọn công việc.

- Mức độ nhận thức về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ được giao. - Mức độ nỗ lực trong công việc.

- Mức độ hoàn thành công việc.

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn công chức đã nhận thức rõ được nhiệm vụ, nội dung công việc, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, mức độ nỗ lực trong thực thi công vụ của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên là chưa cao.

2.2.2.1. Lý do lựa chọn công việc

Trong bất kỳ môi trường nào, người lao động cũng có những lý do để lựa chọn công việc hợp lý nhất. Việc lựa chọn công việc có ý nghĩa quan trọng và có tác động không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động. Qua nghiên cứu và tìm hiều về lý do lựa chọn “nghề công chức”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Lý do lựa chọn “nghề công chức”

TT Lý do lựa chọn công việc Tỷ lệ

(%)

1 Do đam mê, yêu thích 11,2

2 Phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo 21,5

3 Do truyền thống gia đình 20

4 Do thích sự ổn định 7,1

5 Theo lời khuyên của cha mẹ, người thân 23,9 6 Không có sự lựa chọn nào khác 7,9

7 Lý do khác 8,4

(Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tác giả)

Lựa chọn công việc là một quyết định có ý nghĩa quan trọng mang tính định hướng của mỗi cá nhân. Lựa chọn công việc trên cơ sở niềm đam mê, sự hứng thú, yêu thích và sự phù hợp với năng lực bản thân, chuyên môn được đào tạo là những lý do đầu tiên để người công chức say mê với công việc, có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân để cống hiến cho công vụ và đạt hiệu quả cao trong công việc đảm nhận. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra, có thể thấy, tỷ lệ lựa chọn 2 lý do này chỉ đạt con số khá khiêm tốn là 32,7%. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu nghề nghiệp và động lực làm việc của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Theo khảo sát có tới 43,5% công chức không xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình khi chọn nghề công

chức. Khi không được làm công việc phù hợp với sở trường,sở thích bản thân, thì công chức khó có thể tìm thấy niềm thú vị, hứng thú, say mê công việc. Họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản, hoặc làm việc cầm chừng nếu như không có động lực khác thúc đẩy. Chính tâm lý này cũng ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí làm việc của cơ quan.

2.2.2.2. Nhận thức của công chức về công việc

Tiêu chí để đánh giá động lực làm việc của công chức thông qua nhận thức về công việc bao gồm:

- Hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Hiểu về nội dung các văn bản pháp luật, các nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến công việc được giao.

- Hiểu về cách thức thực hiện công việc được giao.

Với câu hỏi: “Mức độ am hiểu của ông/bà về công việc mình đang đảm nhận như thế nào?”. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4. Mức độ am hiểu về công việc của công chức đang đảm nhận

STT Nội dung Số người Tỷ lệ

(%)

1 Hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao 83 69 2 Hiểu về nội dung các văn bản pháp luật, các 63 52

nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến công việc được giao

3 Hiểu về cách thức thực hiện công việc được giao 70 58

(Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tác giả)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy: có 69% công chức hiểu về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; 52% công chức hiều về các văn bản pháp luật, các nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến công việc được giao; 58%công chức hiểu về cách thức thực hiện công việc.

Nhận thức và hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong thực thi công vụ là một yếu tố rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng thực thi công việc của người công chức. Qua kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ % các tiêu chí về mức độ am hiểu công việc của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên còn khá thấp, trong khi công việc hành chính đòi hỏi người công chức cần có kiến thức về các văn bản pháp luật liên quan đến chức danh mình đang đảm nhận. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, mà còn ảnh hưởng đến động lực làm việc của người công chức. Bởi khi họ có nền tảng kiến thức pháp luật vững chắc, thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật mới được ban hành, họ sẽ tự tin hơn trong việc ra quyết định. Từ đó, có ý thức phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Vì vậy, cơ quan quản lý công chức xã cần nâng cao nhận thức cho công chức, hiểu được nội dung, nhiệm vụ, các văn bản pháp luật có liên quan để từ đó đưa ra được cách thức xử lý công việc hợp lý nhất, khoa học nhất.

2.2.2.3. Mức độ nỗ lực trong công việc

Trong quá trình thực thi công vụ, người công sẽ gặp phải những khó khăn, rào cản đòi hỏi họ phải kiên trì, nỗ lực làm việc, đầu tư thêm thời gian và công sức. Sự nỗ lực trong công việc thuộc về cá nhân mỗi con người, và còn phụ thuộc vào tính cách cá nhân của họ. Không phải công chức nào cũng luôn nỗ lực, kiên trì với những nhiệm vụ khó khăn.

Bảng 2.5. Mức độ nỗ lực trong công việc của công chức trước công việc khó khăn

TT Nội dung Số người Tỷ lệ (%)

1 Sẵn sàng nhận nhiệm vụ 62 52%

2 Do dự 56 47%

3 Từ chối 2 1%

4 Không trả lời 0

Tổng 120 100%

Qua kết quả khảo sát 120 công chức cho thấy, chỉ 62% công chức trả lời họ sẵn sàng làm nhiệm vụ, tới 56% công chức còn do dự trước công việc khó khăn, 1% từ chối công việc khó khăn. Rõ ràng, trong môi trường tập thể, việc do dự, từ chối công việc khó khăn sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy công việc và trách nhiệm, tạo hiệu ứng tiêu cực tới các công chức khác. Nhiều công chức chỉ làm cho xong việc, hết thời gian nơi công sở, chưa quan tâm đến việc làm thế nào để công việc đạt hiệu quả cao hơn.Biểu hiện tiêu cực này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của công chức.

Theo điều 104 Bộ Luật Lao động 2012, “Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ trong 1 tuần”. Kết quả điều tra cho thấy, công chức cấp xã sử dụng thời gian làm việc chưa đảm bảo. Một trong những biểu hiện của việc sử dụng thời gian chưa hợp lý và chưa đảm bảo, đó là tình trạng công chức lãng phí thời gian nơi công sở:

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ công chức cấp xã lãng phí thời gian nơi công sở

(Nguồn: Tác giả khảo sát về động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam)

Như vậy, chỉ có 11,1% công chức khẳng định mình không bao giờ lãng phí thời gian làm việc, 25,3% công chức thừa nhận mình thường xuyên sử dụng thời gian công sở để giải quyết các công việc cá nhân, và

đến 63,6% công chức nói rằng họ chỉ thỉnh thoảng lãng phí thời gian làm việc. Trên thực tế, con số này có thể còn lớn hơn rất nhiều. Phần lớn công chức sử dụng thời gian làm việc để giải quyết những công việc cá nhân như: đọc báo, chơi game, trò chuyện, ăn uống, mua sắm, đón con…

Ngoài những biểu hiện lãng phí trong sử dụng thời gian làm việc, tỷ lệ công chức thường xuyên đi muộn về sớm cũng khá lớn. Theo điều tra, có tới 35% công chức thường xuyên đi làm muộn so với giờ quy định, và 43,2% công chức thường xuyên về sớm so với giờ quy định. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: không có việc làm, khối lượng công việc chỉ cần giải quyết trong một thời gian ngắn, công chức không thích thú với công việc…

2.2.2.4. Mức độ hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ của công chức

Kết quả điều tra cho thấy, mức độ hoàn thành công việc được giao của công chức cấp xã cũng không cao.

Biểu đồ 2.2. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức cấp xã

(Nguồn: Tác giả khảo sát về động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam)

Qua số liệu biểu đồ cho thấy, trong số công chức cấp xã được hỏi thì chỉ có 12% công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 22,8% công chức trả lời

hoàn thành tốt nhiệm vụ, 52,7% công chức trả lời hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình, và 12,5% công chức không hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)