.Môi trường, điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 41)

Môi trường làm việc là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của người lao động. Với mỗi một môi trường lao động khác nhau, sẽ có các điều kiện khác nhay. Như vậy, điều kiện làm việc của mỗi người lao động rất phong phú, đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một

điều kiện làm việc đều tác động đến rất nhiều người lao động và nó tác động đến họ theo các khía cạnh khác nhau. Cụ thể:

- Điều kiện sinh lý lao động: là các vấn đề về sức tập trung tinh thần, nhịp độ, tính đơn điệu của công việc. Điều kiện này có tác động lớn đến sức khỏe và sự hứng thú trong công việc của người lao động.

- Điều kiện làm việc: việc bố trí và trang trí không gian làm việc ảnh hưởng đến tâm lý thoải mái hay không thoải mái của người lao động.

- Điều kiện tâm lý xã hội: Điều kiện này liên quan đến bầu không khí của nhóm hay cả tổ chức, không những thế, nó còn tác động đến việc phát huy sang kiến, các phong trào thi đua trong tổ chức. Tác phong lãnh đạo của các nhà quản lý trong tổ chức cũng ảnh hưởng nhiều đến điều kiện làm việc.

- Điều kiện về chế độ làm việc và nghỉ ngơi: Xây dựng tốt chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý sẽ đảm bảo cho việc tái sản xuất sức lao động, là

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã thực hiện khái quát hóa nội dung cơ bản về công chức cấp xã, động lực làm việc và tạo động lực làm việc cho công chức, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã. Nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, tác giả đã đưa ra được khái niệm chính quyền cấp xã, công chức cấp xã, đặc điểm và vai trò của công chức cấp xã.

Thứ hai, tác giả đã đưa ra khái niệm về động lực làm việc của công chức “động lực làm việc của công chức là sự khao khát, tự nguyện của cá nhân công chức, thúc đẩy hành động và hướng các nỗ lực bản thân để đạt được mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức”. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra bản chất và biểu hiện động lực làm việc của công chức cấp xã.

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm và tạo động lực làm việc, tác giả đưa ra khái niệm tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã “là sự vận

dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động đến người công chức nhằm làm cho công chức có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc, và mong muốn đóng góp cho tổ chức”.

Tác giả cũng nêu ra các công cụ tạo động lực làm việc và tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho công chức, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức.

Từ việc phân tích, làm rõ các khái niệm, các yếu tố liên quan đến các vấm đề lý luận cơ bản là cơ sở nền tảng quan trọng định hướng cho tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện Duy Tiên trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM

2.1. Khái quát chung về huyện Duy Tiên và đội ngũ công chức cấp xã huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam xã huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

2.1.1. Khái quát chung về huyện Duy Tiên * Vị trí địa lý Tiên * Vị trí địa lý

Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội.

- Phía Bắc giáp huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

- Phía Đông giáp huyện Lý Nhân và thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

- Phía Nam giáp thành phố Phủ Lý, huyện Thanh Liêm và Bình Lục - Phía Tây giáp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Huyện Duy Tiên có diện tích tự nhiên 12.100.36 ha với 115.011 nhân khẩu, mật độ dân số đạt 964 người/km2, có 18 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 16 xã và 2 thị trấn. Các xã gồm: Mộc Bắc, Mộc Nam, Chuyên Ngoại, Trác Văn, Châu Giang, Yên Bắc, Yên Nam, Đọi Sơn, Châu Sơn, Tiên Phong, Tiên Ngoại, Tiên Nội, Bạch Thượng, Hoàng Đông, Duy Minh, Duy Hải; 2 thị trấn gồm thị trấn Đồng Văn và thị trấn Hòa Mạc.

* Đặc điểm tự nhiên:

Huyện Duy Tiên có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châu thổ sông Hồng. Nhìn chung, địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và cây vụ đông. Địa hình của huyện được chia thành 2 tiểu địa hình là: địa hình ven đê sông Hồng và sông Châu Giang, vùng có địa hình thấp.

Duy Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Với các đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nắng và bức xạ mặt trời lớn, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện cho thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên, sự biến động mạnh mẽ với nhiều hiện tượng như bão, dông, lượng mưa tập trung theo mùa…kết hợp với địa hình thấp gây ra ngập úng cục bộ, một số vùng đồi hỏi phải có biện pháp để phòng tránh kịp thời.

Duy Tiên có mạng lưới sông, ngòi tương đối dày đặc với 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Châu Giang, và sông Nhuệ. Ngoài 3 sông chính, huyện còn có mạng lưới sông ngòi với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt là vào mùa khô hạn.

*Tình hình phát triển kinh tế - xã hội:

Là huyện trọng điểm phát triển của tỉnh Hà Nam, trong những năm gần đây, Duy Tiên đã có nhiều bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là tiền đề và động lực để Duy Tiên phấn đấu trở thành đô thị loại IV trước năm 2020. Trong 5 năm gần đây, huyện Duy Tiên đã đạt nhiều kết quả phát triển kinh tế - xã hội quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao, bình quân đạt 15,56%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh. Năm 2015, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 58,13%, dịch vụ chiếm 32,27% và nông nghiệp chỉ còn 8,6%. GDP bình quân/ người đạt mức 45,7 triệu đồng/người/năm.

Nét nổi bật trong phát triển công nghiệp là tốc độ tăng trưởng cao, quy mô mở rộng đưa Duy Tiên trở thành huyện trọng điểm phát triển công

nghiệp của tỉnh. Một yếu tố quan trọng là huyện đã nỗ lực thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng cho 3 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1000ha; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện về phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Toàn huyện hiện có trên 500 doanh nghiệp, trong đó có hơn 200 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (90 doanh nghiệp FDI), giải quyết việc làm cho 26.500 lao động (trong đó có 12.500 lao động của huyện). Với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt 24,49%, năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa vàn huyện đạt 7.237,67 tỷ đồng. Các khu công nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động ổn định, một số khu đang được mở rộng diện tích. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt trên 80% và 100% đối với các cụm công nghiệp Hoàng Đông và Cầu Giát. Cùng với đó, huyện cũng duy trì và phát huy lợi thế các làng nghề truyền thống như: trống Đọi Tam, lụa Nha Xá…tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2.1.2. Khái quát về đội ngũ công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Tính đến thời điểm 31/12/2015, tổng số công chức cấp xã của huyện Duy Tiên là 178 người, trong đó công chức nam có 146 người (chiếm 82%), công chức nữ có 32 người (chiếm 18%).

Về cơ cấu độ tuổi lao động, công chức cấp xã, huyện Duy Tiên có cơ cấu độ tuổi tương đối hợp lý:

Bảng 2.1. Cơ cấu độ tuổi lao động của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên Độ tuổi Từ 30 Từ 45 Dưới đến đến Trên dưới dưới 55 TT Chức danh 30 55 tuổi 45 tuổi tuổi 1 Trưởng Công an 7 8 3

2 Chỉ huy trưởng quân sự 7 8 2

3 Văn phòng – Thống kê 3 12 4 5

4.1

Địa chính- XD đô thị và Môi

trường (đối với Thị trấn) 3 1 4.2 Địa chính – Nông nghiệp- Xây

14 4 5

dựng và Môi trường (Xã) 5

5 Tài chính – Kế toán 5 13

6 Tư pháp – Hộ tịch 1 21 11 4

7 Văn hóa – Xã hội 1 11 13 7

8 Cộng 13 77 62 26

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Duy Tiên, 2015)

Qua bảng số liệu, có thể thấy, tỷ lệ độ tuổi tỷ lệ độ tuổi dưới 30 chiếm 7,3%, từ 30 đến dưới 45 tuổi chiếm 43,2%, từ 45 đến dưới 55 tuổi chiếm 34,8%, và độ tuổi trên 55 chiếm 14,6%. Cơ cấu độ tuổi trên cho thấy sự ổn định về số lượng công chức, khi độ tuổi công chức từ 30 đến dưới 45 chiếm tỷ lệ cao nhất. Tuy nhiên, số lượng công chức trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ khá khiêm tốn (với 7,3%). Điều này cho thấy sự khó khăn trong quá trình thực

Về trình độ học vấn:

- Phân theo trình độ văn hóa: 178/178 công chức có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT (đạt 100%).

- Phân theo trình độ đào tạo về chuyên môn:

+ 98 công chức có trình độ trung cấp (chiếm 55%) + 8 công chức có trình độ cao đẳng (chiếm 4,5%) + 72 công chức có trình độ đại học (chiếm 40,5%) - Phân theo trình độ về đào tạo chính trị có: + 48 công chức có trình độ sơ cấp (chiếm 27%) + 130 công chức có trình độ trung cấp (chiếm 73%) - Trình độ tin học và ngoại ngữ:

+ Có 35 công chức cấp xã có chứng chỉ A về ngoại ngữ , 63 công chức có chứng chỉ ngoại ngữ loại B, 1 công chức có chứng chỉ ngoại ngữ loại C.

+ Có 14 công chức cấp xã có chứng chỉ loại A về tin học, 41 công chức có chứng chỉ loại B, 01 công chức có chứng chỉ loại C và 1 công chức có chứng chỉ tin học trình độ trung cấp trở lên.

Bảng 2.2. Cơ cấu công chức cấp xã, huyện Duy Tiên theo trình độ chuyên môn

Trình độ

TT

Quản lý

Chức danh

Văn hóa Chuyên môn Lý luận chính

trị HCNN T iể u họ c họ ch ọc T H C S T H PT Sơ cấ p h oặ c ch ưa qu ađ ào tạo T ru ng c ấp C ao đ ẳn g Đ ại h ọc T rê n Đ H Sơ cấ p v à ch ưa qu ađ ào tạo T ru ng c ấp C ao c ấp C C đ ã qu a B D C hư a qu a B D 1 Trưởng Công an 18 15 1 2 18 18

2 Chỉ huy trưởng quân sự 17 16 1 17 17

3 Văn phòng – Thống kê 24 12 12 5 19 24

4.1 Địa chính-XD đô thị và Môi trường (đối với thị 4 2 2 2 2 4 trấn)

4.2 Địa chính – Nông nghiệp- Xây dựng và Môi trường 28 11 1 16 14 14 28 (Xã)

5 Tài chính – Kế toán 18 6 1 11 9 9 18

6 Tư pháp- Hộ tịch 37 22 15 7 30 37

7 Văn hóa – Xã hội 32 14 5 13 11 21 32

2.2. Thực trạng động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên

Động lực làm việc là một yếu tố rất phức tạp, là trạng thái bên trong của chủ thể lao động. Động lực luôn biến đổi khi nhu cầu thay đổi và tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức. Để nghiên cứu, đánh giá được thực trạng động lực làm việc của đội ngũ công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, tác giả đã thiết kế bảng hỏi để thu thập những thông tin số liệu cần thiết cần thiết.

Như đã trình bày ở chương I, biểu hiện động lực làm việc của công chức được thể hiện ở những yếu tố:

- Mức độ tham gia vào công việc của công chức - Mức độ yên tâm với công việc của công chức

Tác giả luận văn tiến hành phiếu điều tra xã hội học đối với các công chức cấp xã đang làm việc trong Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Duy Tiên để làm rõ các nội dung liên quan đến động lực làm việc trong thời gian từ ngày 15/5/2015 đến ngày 31/7/2015.

2.2.1. Mức độ tham gia vào công việc của công chức

Mức độ tham gia vào công việc của công chức biểu hiện: - Lý do lựa chọn công việc.

- Mức độ nhận thức về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ được giao. - Mức độ nỗ lực trong công việc.

- Mức độ hoàn thành công việc.

Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn công chức đã nhận thức rõ được nhiệm vụ, nội dung công việc, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, mức độ nỗ lực trong thực thi công vụ của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên là chưa cao.

2.2.2.1. Lý do lựa chọn công việc

Trong bất kỳ môi trường nào, người lao động cũng có những lý do để lựa chọn công việc hợp lý nhất. Việc lựa chọn công việc có ý nghĩa quan trọng và có tác động không nhỏ đến động lực làm việc của người lao động. Qua nghiên cứu và tìm hiều về lý do lựa chọn “nghề công chức”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Lý do lựa chọn “nghề công chức”

TT Lý do lựa chọn công việc Tỷ lệ

(%)

1 Do đam mê, yêu thích 11,2

2 Phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo 21,5

3 Do truyền thống gia đình 20

4 Do thích sự ổn định 7,1

5 Theo lời khuyên của cha mẹ, người thân 23,9 6 Không có sự lựa chọn nào khác 7,9

7 Lý do khác 8,4

(Nguồn: Khảo sát động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tác giả)

Lựa chọn công việc là một quyết định có ý nghĩa quan trọng mang tính định hướng của mỗi cá nhân. Lựa chọn công việc trên cơ sở niềm đam mê, sự hứng thú, yêu thích và sự phù hợp với năng lực bản thân, chuyên môn được đào tạo là những lý do đầu tiên để người công chức say mê với công việc, có thể phát huy tối đa khả năng của bản thân để cống hiến cho công vụ và đạt hiệu quả cao trong công việc đảm nhận. Tuy nhiên, qua số liệu điều tra, có thể thấy, tỷ lệ lựa chọn 2 lý do này chỉ đạt con số khá khiêm tốn là 32,7%. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu nghề nghiệp và động lực làm việc của công chức trong quá trình thực thi công vụ. Theo khảo sát có tới 43,5% công chức không xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp của mình khi chọn nghề công

chức. Khi không được làm công việc phù hợp với sở trường,sở thích bản thân, thì công chức khó có thể tìm thấy niềm thú vị, hứng thú, say mê công việc. Họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản, hoặc làm việc cầm chừng nếu như không có động lực khác thúc đẩy. Chính tâm lý này cũng ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí làm việc của cơ quan.

2.2.2.2. Nhận thức của công chức về công việc

Tiêu chí để đánh giá động lực làm việc của công chức thông qua nhận thức về công việc bao gồm:

- Hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)