Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 85 - 88)

Căn cứ vào Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn II (2016 – 2020). Trong đó, tập trung thực hiện các trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2016 – 2020 là: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lương và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Đồng thời, khắc phục những tổn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện giai đoạn 2011 – 2015 của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ; gắn kết công tác cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương; tăng cường trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, đơn vị và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của cải cách hành chính để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2020.

Theo đó, nhiệm vụ của cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 là cải cách thể chế, thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính, công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính.

Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Hà Nam với mục tiêu tổng quát là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đổi mới định hướng đầu tư và mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Hà Nam phát triển nhanh và bền vững”. Để hoàn thành mục tiêu tổng quát trên, Hà Nam tập trung vào 3 khâu đột phá: Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, chuyển dịch mạnh lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, làm nền tảng để Hà Nam phát triển nhanh và bền vững. Hai là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, vận dụng sáng tạo, linh hoạt các cơ chế, chính sách vào thực tiễn của tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển. Ba là, nâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trọng tâm là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị.

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ của huyện Duy Tiên nhiệm kỳ 2016 – 2020: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo Đảng bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của chính quyền; củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, phát huy dân chủ, quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường đoàn kết trong đảng bộ và trong nhân dân. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, dịch vụ, nông nghiệp chất lượng cao phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng bền vững; hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2018. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng huyện Duy Tiên thành đô thị loại IV trước năm 2020. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế; kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống Nhân dân. Tăng cường an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Tiếp tục

quan tâm làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, cải cách tư pháp, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Để hoàn thành các mục tiêu trên, huyện Duy Tiên cần tập trung vào 3 khâu đột phá: Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và trách nhiệm người đứng đầu, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn. Hai là, tập trung ruộng đất, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết bốn nhà, phát triển bền vững đàn bò sữa. Ba là, thực hiện quy hoạch, xây dựng Duy Tiên thành đô thị loại IV trước năm 2020; làm tốt công tác quản lý đô thị.

Từ nghiên cứu lý luận ở chương 1 cho thấy tầm quan trọng của động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nói chung và công chức cấp xã, huyện Duy Tiên nói riêng, việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức rất quan trọng. Một mặt, nó giúp công chức phát huy được năng lực sở trường và khả năng sáng tạo cá nhân, yếu tố quan trọng trong thực thi công việc. Mặt khác, nó giúp cho tổ chức hành chính nơi công chức làm việc thực sự vận động và phát triển. Nếu công chức không có động lực làm việc, hiệu quả công việc giảm sút, bộ máy hành chính sẽ trì trệ, kém phát triển. Điều này dẫn đến cản trở sự phát triển của cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và nền hành chính Nhà nước nói chung.

Căn cứ từ thực tế nghiên cứu thực trạng động lực làm việc của công chức cấp xã, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong chương 2 là chưa cao. Công tác tạo động lực thông qua các chính sách chưa thực sự hiệu quả dẫn đến những tác động tiêu cực trong giải quyết công việc. Do đó, cần phải tăng cường động lực làm việc cho công chức nhằm khắc phục và triệt tiêu những tác động tiêu cực phát sinh từ việc công chức cấp xã thiếu động lực làm việc. Các chính sách về bố trí, sử dụng nguồn nhân lực, chính sách đánh giá, khen thưởng, chính sách tiền lương… còn nhiều hạn chế cũng là nguyên nhân cản trở động lực làm việc của công chức. Do đó, cần khắc phục và hoàn thiện những hạn chế mà các chính sách đó tạo ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)