Thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)

Vai trò của quản lý nhà nước là định hướng, điều chỉnh lễ hội theo mục tiêu “ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, để lễ hội vừa đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, thực hiện chức năng cố kết cộng đồng, sáng tạo các giá trị văn hóa vừa đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương..

Với tính chất đặc thù, lễ hội mang trong mình rất nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể nên công tác quản lý lễ hội bao trùm nhiều lĩnh vực trên phạm vi rộng và là hoạt động tất yếu không thể thiếu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống.

 Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống giúp cho các nhà quản lý, hoạch định xây dựng được quy hoạch chiến lược về văn hóa trong đó có lễ hội, kế hoạch bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống, ban hành cơ chế, chính sách về lễ

hội phù hợp với từng giai đoạn khác nhau và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện phân công, phân cấp, chỉ đạo tổ chức lễ hội truyền thống .

 Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống giúp cho chính quyền các cấp thực hiện được các khâu công việc thuộc về tổ chức như: thiết lập, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương, bố trí, đào

tạo, bồi dưỡng nhân sự, đầu tư phương tiện làm việc phục vụ và thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống.

 Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống định hướng mục tiêu tổ chức lễ hội truyền thống định hướng mục tiêu tổ chức lễ hội theo đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và nhu cầu chính đáng của nhân dân, đảm bảo lễ hội được diễn ra đúng với giá trị lịch sử vốn có, đảm bảo được lịch trình, biểu đạt được các giá trị văn hóa đặc sắc, tạo dựng môi trường, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.

 Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống giúp các nhà quản lý thể hiện được vai trò của mình trong việc cố kết, phát huy sức mạnh của cộng

đồng, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong quá trình tổ chức lễ hội, định hướng tiếp cận văn hóa tiến bộ, đẩy lùi những mặt tiêu cực, cổ hủ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống là điều kiện quan trọng nhất trong việc tổ chức sử dụng, phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn lực về tài chính đối với lễ hội truyền thống và các nguồn lực vật chất, tinh thần từ lễ

hội truyền thống mang lại cho xã hội.

 Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống chỉ đạo, xây dựng

phương án tối ưu để thực hiện sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng, các đơn vị liên quan nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện kiểm tra, đánh giá, báo cáo, tổng kết đối với lễ hội truyền thống.

Như vậy, quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống là hoạt động tất yếu, khách quan của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và các đơn vị liên quan nhằm đảo bảo các chức năng quản lý của nhà nước đối với lễ hội được thực hiện. Từ đó, các nhà quản lý có nhận thức đúng đắn về lễ hội truyền thống, xác định lễ hội là nhu cầu khách quan, chính đáng của nhân dân không thể đưa ra các quyết định hành chính thiếu khoa học, thiếu tính khả thi như cấm đoán hoặc duy ý chí, không làm cho hệ thống biến dạng, công tác tổ chức không bị hành chính hóa, thủ tục hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)