1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống
1.3.6. Thanh tra, kiểm tra hoạt động QLNN về lễ hội
Việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, thanh tra là công việc cần được thực hiện thường xuyên và sâu sát tới từng lễ hội. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra, các nhà tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống mới có thể phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra, các trường hợp vi phạm; biểu dương tôn vinh kịp thời những tập thể và cá nhân đóng góp tích cực; khuyến khích, nhân rộng những mô hình mới, những lễ thức mới tiến bộ mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc; đánh giá và rút kinh nghiệm qua các kỳ lễ hội. Quyết định số 636/QĐ-QC ngày 21/5/1994 của Bộ Văn hóa – Thông tin được ban hành quy chế tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống đi kèm với việc kiểm tra, thanh tra, tổng kết, báo cáo việc thực thi quy chế hàng năm lên Bộ Văn hóa.
Các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện chức năng giám sát, quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên và các hội viên trong việc thực hiện. Chỉ thị số 27 – CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Kết luận 51 –KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27 – CT/TW Đảng. Thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại giữa các nhà quản lý với các nhà nghiên cứu văn hóa và người dân tham gia trực tiếp hoạt động lễ hội truyền thống, để thống nhất đánh giá tình hình hoạt động lễ hội truyền thống, từ đó có biện pháp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quản lý và tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống. Các cơ quan QLNN về văn hóa ở các cấp tiến hành sơ kết, tổng kết quản lý hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn, phát hiện vấn đề kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp với thực tiễn vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về hoạt động lễ hội truyền thống, làm cơ sở pháp lý để hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động lễ hội truyền thống.
Các văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện, cụ thể hơn về các quy định đối với việc nghiêm cấm một số hành vi tại nơi tổ chức lễ hội. Quy chế tổ chức lễ hội 2001 quy định chi tiết:
1. Lợi dụng hoạt động lễ hội truyền thống để tổ chức hoạt động chống phá lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây mất trật tự an ninh, tuyên truyền trái pháp luật, chia rẽ đoàn kết dân tộc.
2. Tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan, phục hồi hủ tục trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
3. Tổ chức các dịch vụ sinh hoạt ăn nghỉ và dịch vụ tín ngưỡng trong khu vực nội tự.
4. Đánh bạc dưới mọi hình thức.
5. Đốt đồ mã
Về nguyên tắc, những điều khoản này càng được quy định chi tiết, càng dễ cho công tác thực thi ở cấp cơ sở. Bên cạnh đó, việc ban hành Ngị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 và sau đó là Nghị định số 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa – thông tin trong đó quy định những mức phạt cho các hành vi này. Ngoài ra, Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ban hành theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ cũng đã tạo điều kiện cho việc thực thi quy chế trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Trong biện pháp tổ chức thực hiện các công văn, chỉ thị, quyết định của Bộ, Bộ giao cho thanh tra Bộ phối hợp với thanh tra các tỉnh thành và các cơ quan chức năng của Bộ tiên hành kiểm tra, thanh tra, kịp thời sửa sai và đề xuất xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân vi phạm nội dung Chỉ thị số 27-CT/TW và Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg.
Về công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội truyền thống ở các địa phương, điều nổi bật nhất đó là hầu hết các tỉnh/thành đều nhận định Công điện 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có tác động trực tiếp tới lãnh đạo tỉnh ủy, UBND các tình và ngành liên quan, giúp nâng cao nhận thức về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.