1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống
1.3.2. Xây dựng thể chể chế, chính sách
Việc ban hành xây dựng thể chế, chính sách được ban hành cụ thể, rõ ràng từ cấp trung ương đến địa phương.
Cấp trung ương: ban hành, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về lễ hội, lễ hội truyền thống. Các văn bản quy phạm pháp luật này phải giữ nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và dân chủ hóa công tác quản lý, phải là các quyết định hành chính khả thi, tránh chồng chéo, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, tránh tình trạng nhiều nhiều đơn vị cùng có chức năng quản lý nhưng khi quy kết trách nhiệm không đơn vị nào đứng ra nhận hoặc văn bản thiếu cơ sở thực thi, triển khai không kịp thời.
Cấp địa phương : tổ chức thực hiện , tham mưu với cấp trên các vấn đề
về QLNN đối với lễ hội truyền thống. Việc tổ chức thực hiện rất quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, tại địa phương khi văn bản pháp luật đi vào đời sống sẽ bộc lộ ưu điểm, khuyết điểm, do đó cấp chính quyền địa phương cần có trách nhiệm tham mưu với cấp trên sửa đổi để hoàn thiện, chỉ đạo thực hiện hiệu quả
Ngày 12/7/2011, Chủ tịch nước ban hành hiệu lệnh số 09/2001/L-CTN về việc công bố Luật di sản văn hóa, là cơ sở căn bản về luật pháp nhằm duy trì, đảm bảo sự QLNN đối với hoạt động lễ hội truyền thống. Cùng với đó, nhiều nghị định hướng dẫn thi hành luật cũng được ban hành bảo đảm cho sự thực thi đúng luật và phù hợp với thực tiễn mỗi địa phương.
Theo đó, Bộ Văn hóa thông tin đã công bố quyết định số 39/2001/QĐ- BVHTT ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng về việc ban hành Quy chế Tổ chức lễ hội, thay thế Quy chế Lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-QC ngày 21 tháng 5 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Văn Hóa – Thông tin nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy phạm về QLNN đối với các hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống của dân tộc.
Ngày 18 tháng 1 năm 2006, Chính phủ thông qua Nghị định số 11/2006/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, có hiệu lực từ 15/02/ 2006.
Năm 1994 ban hành Quy chế lễ hội, đến năm 2011 được sửa đổi, bổ sung và đổi tên thành Quy chế tổ chức lễ hội. Như vậy, ngành văn hóa – thông tin đã nhấn mạnh tới công tác tổ chức lễ hội, chứ không quá nhấn mạnh đến việc điều chỉnh nội dung của các lễ hội: phần việc không khả thi ở qui mô quốc gia và tính đến mức độ đa dạng của các lễ hội ở Việt Nam. Thay vì điều chỉnh một cách miễn cưỡng nội dung của lễ hội truyền thống – vốn đã thành phong tục, Ngành đã có sự điều chỉnh các văn bản cho phù hợp hơn, xác định vai trò của mình là quản lý công tác tổ chức lễ hội bằng những nguyên tắc, quy định chung. Bên cạnh đó, Ngành cũng chủ trương giảm bớt những gánh nặng hành chính trong việc tổ chức lễ hội truyền thống. Những lễ hội truyền thống đã được tổ chức thường xuyên, định kỳ không cần phải xin phép. Điều này đã tạo điều kiện cho người dân tiến hành tổ chức lễ hội truyền thống một cách thuận tiện hơn.