Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 38)

địa phƣơng trong nƣớc

1.4.1. Tỉnh Hải Dương

Hải dương là địa phương đi đầu trong xây dựng và triển khai Quy hoạch tổng thể lễ hội truyền thống trên toàn tỉnh giai đoạn 2008 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, tỉnh đã quy hoạch được 50 lễ hội như sau:

 Về tu bổ di tích đã phân loại và thực hiện tu bổ theo từng nhóm di tích ứng với các công việc cụ thể theo mức độ xuống cấp của di tích:

- Bổ sung cơ sở vật chất cho sinh hoạt lễ hội, chống xuống cấp cơ sở vật chất đối với 18 lễ hội thuộc nhóm 1 ( di tích còn giữ nguyên trạng )

- Bổ sung cơ sở vật chất cho sinh hoạt lễ hội, chống xuống cấp cơ sở vật chất, công nhận cấp hạng 32 di tích nhóm 2,3 ( di tích đã được tôn tạo mở rộng hoặc bị biến dạng thu hẹp )

 Về nghiên cứu phục dựng đã lập kế hoạch chi tiết cho từng loại công việc theo các mức độ công việc cần tiến hành:

- Ghi chép, khôi phục, bảo tồn phục dựng 35 lễ hội truyền thống trước đây có, hiện nay không được tổ chức hoặc trước đây không có phần hội, ngày nay mới đưa vào thực hiện giai đoạn 2015- 2020.

 Về giải pháp thực hiện

Quy hoạch đã đưa ra các giải pháp cơ bản: Giải pháp về vốn đầu tư; Bảo tồn các di sản văn hóa, tăng cường quản lý nhà nước đối với 5 nhóm giải pháp khác nhau, xây dựng nếp sống văn minh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội.

Sau hơn 2 năm thực hiện, tỉnh đã đạt được những kết quả ban đầu như : 7/12 huyện thị thực hiện quy hoạch lễ hội, cấp tỉnh đã triển khai quy hoạch được 6 lễ hội tiêu biểu, đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa được tập huấn nâng cao nghiệp vụ, công tác tổ chức lễ hội chuyên nghiệp và bài bản hơn, tăng cường sự gắn kết giữa các cấp ngành trong tổ chức lễ hội, đời sống văn hóa cơ sở chuyển biến theo chiều hướng tích cực; nguồn thu tài chính nâng lên và tập trung vào nguồn ngân sách.

Qua thực tiễn tỉnh Hải Dương có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý lễ hội phục vụ tốt quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống như sau: Quy hoạch lễ hội là việc làm rất cần thiết, cần được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành chức năng, đầu tư kinh phí thích đáng; Quy hoạch lễ hội tạo điều kiện để phát triển kinh tế, trong đó có du lịch nếu huy động được các tầng lớp trong xã hội cùng tham gia; Kế hoạch phục dựng, bảo tồn khoa học, toàn diện, xác định chính xác các nội dung thuộc về lễ, hội, cần bảo tồn hay cần phục dựng theo từng giai đoạn cụ thể. Coi trọng vai trò của nhân dân và cộng đồng xã hội trong mọi hoạt động của ngành văn hóa.

Tuy nhiên, trong quy hoạch này có điểm cần xem xét lại, đó là 15 lễ hội truyền thống thuộc nhóm “ Nhóm lễ hội trước đây có, hiện nay không được tổ chức hoặc trước đây không có phần hội, ngày nay mới đưa vào” sẽ thực hiện quy hoạch vào giai đoạn sau, từ 2015 - 2020 là không thỏa đáng. Những lễ hội này có nguy cơ mai một nhanh mà các giá trị phi vật hể truyền thống lại thuộc về văn hóa truyền khẩu nên nếu không quy hoạch sớm sẽ khó ghi chép, sưu tầm.

1.4.2. Tỉnh Quảng Ninh

Luận văn giới thiệu một vài lễ hội truyền thống tiêu biểu, đặc trưng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đã hình thành và phát triển lâu đời, được tổ chức thường niên, gắn với di tích lịch sử, danh thắng được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, gắn với cộng đồng dân cư, có sự lan tỏa trong và ngoài tỉnh.

Bảng 1.1. Thống kê một vài lễ hội truyền thống tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tên lễ hội Thời gian tổ Nguồn gốc văn hóa lịch sử

STT chức (theo

địa điểm của lễ hội

âm lịch )

Lễ hội Yên Tử Mùa xuân Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của Trần Nhân Tông đã lập nên thiền phái Trúc Lâm,

1 (Thị xã ngày 10/1 –

bảo vệ và xây dựng vùng đất Quảng Ninh.

Uông Bí) 1/3

Thờ phật

Lễ hội Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của Trần Mùa xuân Hưng Đạo và Bà hàng nước đã có công lớn 2 Bạch Đằng (Huyện

ngày 6-8/3 trong thắng lợi quân Nguyên Mông năm Yên Hưng )

1288 trên sông Bạch Đằng.

Lễ hội đình Mùa hạ Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của 06 3 Trà Cổ (Thị xã Ngày 30/5- người đã có công khai hóa và xây dựng

Móng Cái ) 2/6 vùng đất Móng Cái

Lễ hội đình Quan Mùa hạ Tôn vinh và tưởng nhớ công đức của Trần 4 Lạn (Huyện Ngày 10- Khánh Dư – một vị tướng nhà Trần có công

ngày 5-7/1

Yên Hưng ) dựng vùng đất Hà Nam – Yên Hưng thế kỷ 15

Năm lễ hội truyền thống tiêu biểu đã phần nào thể hiện đầy đủ các loại hình lễ hội đình, lễ hội đền, lễ hội chùa và lễ hội làng. Về thời gian, 3/5 lễ hội được tổ chức vào mùa xuân theo truyền thống, còn lại là được tổ chức vào mùa hạ. Đây là đặc điểm riêng của các lễ hội vùng biển, gắn với nghề nghiệp khai thác biển vì mùa hạ là thời điểm đẹp của thiên nhiên, thuận lợi cho thu hoạch của ngư dân, có điều kiện kinh tế để tổ chức lễ hội, có những sản vật ngon quý từ biển để dâng tổ tiên và thần linh.

1.4.3. Thành Phố Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều lễ hội truyền thống. Trong phạm vi của luận văn chỉ có thể nêu ra đây một phần nhỏ các lễ hội truyền thống tiêu biểu như hội Cổ Loa, hội Gióng, hội đền Sóc, hội thổi cơm thi Thị Cấm, hội Triều Khúc, hội đền Đông Nhân, hội Lệ Mật, hội Chèm, hội Đống Đa.

Điểm lại các hoạt động lễ hội truyền thống ở Hà Nội, chúng ta nhận ra rất nhiều nét đặc sắc chỉ có trong lễ hội truyền thống đất kinh kỳ như: hội đền Kim Liên, ta được chứng kiến mâm cỗ 7 tầng lạ mắt; mâm cỗ đáy hình vuông, mỗi cạnh 80cm, cao khoảng 70cm, cao dần theo hình tháp, tạo nên khoái cảm thẩm mỹ gợi nên hình ảnh về một nông thôn phong đăng hòa cốc. Hay như hội làng Lệ Mật – hội Thập tam trại ghi nhớ công ơn người lập nghiệp họ Hoàng, lâp nên 13 trại từ một vùng sình lầy thành khu đất phì nhiêu, cư dân trù phú. Đây là loại hội mừng công, đoàn tụ những người nghèo cùng quê ly hương, hàng năm hướng về đất tổ.

Đặc biệt có loại hội thiêng tổ chức vào ngày mùng 4 tháng tư tại đền Đồng Cổ - phường Bưởi, mang ý nghĩa sâu sắc về việc bảo vệ vương quyền, cũng là bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Hoặc có thể tìm thấy ở đâu khác những hội chùa không thờ Phật mà lại thờ Vua, không phải ông Vua chính trị mà là vua giỏi chơi cờ như hội chùa Vua – Hai Bà Trưng, mở ngày 5 – 1. Hay như hội chùa Láng, chùa Duệ Tú lại tổ chức để diễn lại một cuộc đấu thần

khốc liệt giữa cửa thiền và đạo giáo quanh các nhân vật Từ vinh Thiền sư, Từ Đạo Hạnh – thiền sư / pháp sư và Đại Điên – thiền sư / pháp sư. Rồi đến hội đền Cổ Loa kể lại cho ta nghe về bi kịch tình yêu – bi kịch nước nhà xoay quanh câu chuyện về An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy. Chính những nét văn hóa tinh túy, tiêu biểu ấy trong lễ hội Thăng Long đã thể hiện tài hoa, nếp sống văn minh của người Hà Nội.

1.4.4. Bài học cho tỉnh Phú Thọ

Tất cả các lễ hội kể cả lễ hội sơ khai, truyền thống và hiện đại đều mang những nét bản chất chung: đó là tính chất thiêng liêng của toàn bộ lễ hội, là sự sùng bái nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn hóa, suy tôn những biểu tượng được phụng thờ; là nhu cầu trở về cội nguồn tự nhiên xa xưa để khẳng định nguồn gốc cộng đồng vui chơi, giải trí. Tất cả những bản chất này được biểu hiện ở tất cả các hiện tượng thuộc về hoạt động lễ hội truyền thống; Việc tổ chức thực hiện lễ hội thành công phải đảm bảo đáp ứng đủ các khía cạnh trên.

Ba loại lễ hội: Lễ hội truyền thống, Lễ hội tôn giáo, Lễ hội du nhập từ nước ngoài đều do cộng đồng dân cư lo toan tổ chức, chủ yếu là ở quy mô làng, xã, số rất ít có quy mô vùng miền. Cơ chế cộng đồng người dân đứng ra tổ chức tất phải tuân thủ theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Dân chúng hơn ai hết phải hiểu biết cách tổ chức lễ hội như thế nào tùy thuộc vào khả năng tài chính, ý thức tự giác của dân chúng để đáp ứng nhu cầu văn hóa lễ hội của họ. Với cơ chế tự quản của cộng đồng, người dân biết cách điều chỉnh hài hòa các lợi ích xuất phát từ nhu cầu của các tầng lớp xã hội sống trong cộng đồng. Chính quyền sở tại là chủ thể quản lý, hướng dẫn tổ chức lễ hội đồng thời cũng là thành phần giám sát và tham gia trực tiếp vào tổ chức nhiều lễ hội, nếu chính quyền làm đúng chức trách của mình, chắc chắn tạo điều kiện lễ hội được tổ chức tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân theo quy định của luật pháp. Do vậy, các lễ hội truyền thống ở cùng quy mô cũng nên dựa theo những kinh nghiệm này.

Việc tổ chức, quản lý một hoạt động lễ hội truyền thống như hội đền Hùng tỉnh Phú Thọ không đơn giản chỉ xoay quanh việc phục hồi, bảo tồn hay phát huy bản thân lễ hội truyền thống ấy, mà nó còn liên quan tới hàng loạt các công việc như lập kế hoạch, nguồn nhân lực tổ chức tham gia hoạt động lễ hội truyền thống, tuyên truyền, marketing, tìm kiếm nguồn tài trợ, dịch vụ hậu cần, an ninh, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, hay phát triển các cơ sở hạ tầng có liên quan. Dù qui mô các lễ hội có thể khác nhau, nhưng các vấn đề đặt ra như trên vẫn cần có sự quan tâm quản lý từ các cấp, các ngành. Chính vì vậy, mọi quy định quản lý hoạt động lễ hội truyền thống khi ban hành cần phải tính đến các tác nhân có thể xảy ra.

Lễ hội đền Hùng nay đã trở thành Quốc Lễ. Ban quản lý di tích đền Hùng được tổ chức là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ. Công tác bảo vệ di tích, chuẩn bị, tổ chức và quản lý lễ hội đều được thực hiện bài bản, chặt chẽ, đúng quy chế của bộ cũng như quy định của pháp luật. Năm 2010 Ban quản lý di tích và Ban tổ chức lễ hội của địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, đề ra nhiều hình thức, biện pháp mới để tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội truyền thống, thay mới các hòm công đức bằng gỗ, hướng dẫn nhân dân đặt tiền lễ đúng nơi quy định và có lực lượng thu gom tiền kịp thời khi đông người, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, tôn tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường đã được quan tâm, quy hoạch bố trí các dịch vụ và ký cam kết với các hộ kinh doanh và dịch vụ chặt chẽ, bố trí bãi trông giữ phương tiện giao thông rộng rãi, hệ thống các bảng biển cảnh báo, hướng dẫn du khách hợp lý.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong chương 1 tác giả đã tập trung giải quyết cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống thông qua những những nội dung sau.

Thứ nhất : Tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài Luận văn.

- Về văn hóa

- Về lễ hội và hoạt động lễ hội - Về lễ hội truyền thống

- Về Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống

Thứ hai : Tác giả đã nêu lên được sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống

Thứ ba : Tác giả đã chỉ ra những nội dung quan trọng về quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống.

Từ những khái quát ban đầu về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tác giả đưa ra một số khái quát trong chương 1. 1. Lễ hội truyền thống với tư cách là di sản văn hoá, là kho tàng văn hoá dân tộc đã có giá trị to lớn trong đời sống xã hội hiện đại. Mặc dù trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu nhưng lễ hội truyền thống với giá trị văn hoá, giá trị nhân văn to lớn vẫn là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

2. Lễ hội truyền thống đã có vai trò to lớn trong việc cố kết cộng đồng dân tộc tạo nên nền tảng vững chắc của tinh thần đoàn kết toàn dân, hướng con người tới giá trị đạo đức giá trị nhân văn, vươn tới các giá trị chân- thiện-mỹ, giúp con người giải toả căng thẳng mệt nhọc, bế tắc khô cứng trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời lễ hội truyền thống góp phần bảo tồn lưu giữ trao truyền các giá trị văn hoá dân tộc. Với kinh tế du lịch, lễ hội là một nguồn tài nguyên vô giá cho ngành du lịch khai thác và phát triển.

3. Lễ hội truyền thống tác động qua lại thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Những tác động giữa lễ hội truyền thống và kinh tế và sự tác động ngược trở

lại của kinh tế với lễ hội truyền thống đòi hỏi cần vận dụng và phát huy tính tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực. Cần có quan điểm biện chứng trong đánh giá và phát triển mối quan hệ này.

4. Rút ra được bài học cho tỉnh Phú Thọ thông qua kinh nghiệm quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống ở một số địa phương trong nước. Từ đó nhận ra trong việc tổ chức, quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ không đơn giản chỉ xoay quanh việc phục hồi, bảo tồn hay phát huy bản thân lễ hội truyền thống ấy, mà nó còn liên quan tới hàng loạt các công việc như lập kế hoạch, nguồn nhân lực tổ chức tham gia hoạt động lễ hội truyền thống.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG LẾ HỘI VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt

Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách Trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế

Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy – Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

Các yếu tố về vị trí địa lý tự nhiên cho thấy Phú Thọ có lợi thế để trở thành trung tâm kinh tế xã hội của vùng. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)