Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lễ hội truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 88 - 93)

3.1. Phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống

3.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lễ hội truyền thống

Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến văn hóa và càng coi trọng hơn trong thời kỳ đổi mới. Nghị quyết hội nghị lần thư V Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII coi văn hóa là chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Năm quan điểm chỉ đạo đã được Nghị quyết Trung ương V khóa VIII và đề ra mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa trong những năm tiếp theo là đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa- nền tảng tinh thần của xã hội tạo nên sự phát triển đồng bộ cả ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định để bảo đảm cho sự phát triển toàn diện, bền vững của đất nước.

Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tục thể hiện nhất quán của Đảng trong nhìn nhận, đánh giá, chỉ đạo xây dựng và phát triên văn hóa, gắn chặt với chiến lược xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Văn hóa, thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triên, đồng thời phải có cơ chế, chính sách đảm bảo cho nền văn hóa và kinh tế cùng phát triển.

Ngoài các Nghị quyết, năm 1998, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 27 – CT/TW ngày 12/1/1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo những định hướng. Tháng 8 năm 2009, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã triển khai tổ chức đánh giá

kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 27 – CT/TW, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 51 – CT/TW về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo tinh thần theo Chỉ thị số 27 – CT/TW ngày 12/1/1998. Sau đó Ban Tuyên Gíao Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 83 – HD/TG ngày 10/8/2009 v/v thực hiện Chỉ thị số 51 – CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó nhấn mạnh các nội dung liên quan đến lễ hội như khắc phục cho được những yếu kém, khuyết điểm sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 27/CT – TW, kiên quyết phê phán, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đẩy lùi các hủ tục, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội trong việc

cưới, việc tang, việc lễ hội góp phần ổn định an ninh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng thế giới quan khoa học, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng chính trị cho mọi hoạt động và đời sống tinh thần xã hội.

Nhìn vào thực tế Việt Nam có thể nhìn thấy vấn đề, quyền người dân được tham gia vào đời sống văn hóa, cũng như được hưởng lợi hay được bảo vệ nhũng quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phầm khoa học, văn học hay nghệ thuật đã và đang ngày càng được coi trọng. Trong đó, sự bùng nổ các sinh hoạt văn hóa dân gian, đặc biệt là lễ hội truyền thống là một ví dụ tiêu biểu.

Những quan điểm chỉ đạo cơ bản đó là :

 Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.

 Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc

 Nền văn hóa Việt Nam là nên văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

 Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

 Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng.

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, toàn diện hơn về văn hóa và các văn kiện Đại hội VI đã thể hiện bước tiến mới lý luận về văn hóa. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ sung, phát triển năm 2011 ) đã đặt văn hóa vào một trong những định hướng lớn trong mục III – “ Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại ”, đánh giá đúng tầm của văn hóa, tách văn hóa ra khỏi lĩnh vực của xã hội như trong Cương lĩnh 1991. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 cũng xác định mối quan hệ “ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ” là một trong tám mối quan hệ lớn cần phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt.

Như vậy, quan điểm của Đảng đối với lễ hội truyền thống là bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với cộng đồng mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời, trong phong tục tập quán, lề thói cũ.

3.1.2. Xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh lễ hội truyền thống đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương đại nên biến đổi, còn xuất hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện đại. Vì vậy khái niệm lễ hội truyền thống chỉ là khái niệm tương đối vì hầu hết các thành tố, thậm chí cả chức năng của lễ hội cũng thay đổi.

Trước đây các hội làng chỉ được tổ chức ở một không gian nhất định trong làng và phạm vi, quy mô tổ chức cũng chỉ của làng. Nhưng hiện nay, do nhiều yếu tố nên quy mô của các hội làng cũng được mở rộng cả về không gian và thời gian.

+ Thời gian tổ chức lễ hội biến đổi.

Một số lễ hội làng, lễ hội cổ truyền ở miền núi không kéo dài về thời gian. Trước kia một số lễ hội của người dân tộc Tày thường tổ chức từ 3 đến 5 ngày thì nay chỉ tổ chức trong nửa ngày hoặc kéo dài đến hai, ba ngày. Nhưng mặt khác có một số lễ hội cổ truyền kéo dài hàng tháng hoặc vài tháng trời như hội Đền Hùng, Mẫu Âu Cơ ….

+ Không gian lễ hội cũng mở rộng.

Nhiều lễ hội không còn là lễ hội làng mà đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ hội chung của huyện. Đối tượng người đến dự hội không chỉ là dân làng, không chỉ là một dân tộc mà là nhiều dân tộc, có cả du khách nước ngoài tham dự.

+ Đối tượng người tham dự lễ hội càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2010, lễ hội Đền Hùng có khoảng 2,5 đến 3 triệu người tham dự thì

đến năm 2015 đã có khoảng 7 triệu người tham dự. Như vậy, quy mô của lễ hội ngày càng mở rộng cả về số lượng người tham gia đã gây sự quá tải về không gian tổ chức lễ hội. Từ sự quá tải này đã nảy sinh hàng loạt những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường, sự chen lấn xô đẩy, quá tải các dịch vụ ăn, nghỉ, hành lễ, về cách điều hành tổ chức (ban tổ chức bất lực trong tổ chức các chương trình lễ hội),…

+ Chủ thể lễ hội:

Trước đây trong các lễ hội làng cổ truyền, người dân thực sự là chủ thể của lễ hội. Các hội làng hầu hết do chủ làng và hội đồng quản lý của làng thực hiện. Nhưng hiện nay, hầu hết các lễ hội ở làng quê, miền núi đều do chính

quyền các cấp chỉ đạo sát sao. Nhiều lễ hội đồng bằng, ban tổ chức thuê các công ty sự kiện, các đoàn nghệ thuật đứng ra dàn dựng chương trình, đứng ra làm dịch vụ tổ chức. Người dân, chủ thể của lễ hội, bị “gạt ra rìa” và chỉ đóng vai trò thụ động như các du khách. Thậm chí có tỉnh tổ chức festival nhưng từ việc trang trí khánh tiết, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các hoạt động đều không cần sự tham gia của ngành văn hóa, thể thao. Hoặc nếu ngành văn hóa được tham gia thì cũng với tư cách đi làm thuê cho các công ty sự kiện. Như vậy, vai trò của cộng đồng địa phương, vai trò của người dân – chủ thể sáng tạo của lễ hội cổ truyền, đã bị đánh mất.

Lễ hội truyền thống đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích, chức năng và cấu trúc. Mục đích của các hội làng là cầu người yên vật thịnh, lễ hội được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trong thời điểm nông nhàn. Nhưng hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường, lễ hội lại có mục đích quảng cáo cho các thành thị và địa phương, hoặc là nơi cầu may rủi, cầu lợi lộc cho cá nhân, cầu thăng quan tiến chức… Biến đổi của lễ hội còn thể hiện ở sự nghèo nàn, đơn điệu trong các hình thức giải trí nhưng lại cực đoan, “nở rộ” trong các hình thức tín ngưỡng, mê tín. Quan hệ giữa ban tổ chức lễ hội và du khách thập phương là quan hệ dịch vụ, tận thu được nhiều nguồn tiền, dẫn đến tình trạng “chặt chém” ở các dịch vụ ăn nghỉ.

Lễ hội hiện nay có phổ biến được xem xét dưới góc độ cấu trúc. Lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội (dẫu sao cách xem xét dưới góc độ cấu trúc như vậy chưa hẳn thỏa đáng vì bản chất phần hội cũng đan xen, hướng theo phần lễ). Nhưng hiện nay, xuất hiện rất nhiều hình thức mít tinh kỷ niệm không có “phần hội”, không có sự tham gia của cộng đồng mà chỉ là sự kiện của chính quyền cũng gọi là lễ hội. Hoặc có sự kiện chỉ mang tính hội hè nhằm quảng bá tới du khách, người mua hàng mà vẫn gọi là lễ hội… Như vậy, cấu trúc của lễ hội cũng biến dạng.

Sự bùng nổ của việc tổ chức các sự kiện là nhu cầu tất yếu khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Việc tổ chức các sự kiện có nhiều ưu điểm như quảng bá được thương hiệu, quảng bá du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách về phát triển du lịch,… Một số địa phương nhờ tổ chức các sự kiện mà thu hút được lượng lớn du khách đến tham quan. Tổ chức các sự kiện thực sự là công cụ đòn bẩy để thu hút khách du lịch, tiêu thụ được nhiều hàng hóa của địa phương, tạo việc làm cho số đông người lao động,… Tuy nhiên, việc tổ chức các sự kiện cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Trước hết các sự kiện được tổ chức theo kiểu khoa trương. Thậm chí, thi đua làm lễ hội theo kiểu “con gà tức nhau tiếng gáy”. Một số địa phương không có tiềm năng, lợi thế về du lịch mạnh nhưng vẫn tổ chức sự kiện gọi là “lễ hội du lịch” hoặc là tổ chức theo kiểu “lễ sinh nhật” của địa phương, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng. Các chương trình nghệ thuật được gọi là lễ hội lại na ná giống nhau…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)