Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)

3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn

3.2.8. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ

động lễ hội truyền thống.

Công tác thanh tra, kiểm tra phải thực sự đổi mới về hình thức và nội dung hoạt động. Cần thực hiện thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống từ trước khi lễ hội được tổ chức để kịp thời chấn chỉnh các sai phạm nếu có, sau khi lễ hội kết thúc dể đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác khắc phục những sai phạm đã xảy ra.

Trong lễ hội, cử lực lượng bám địa bàn kiểm tra, giám sát cụ thể việc chấp hành các quy định về tổ chức lễ hội, hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch, mọi vấn đề liên quan đến công tác quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống như kế hoạch đến kịch bản triển khai tổ chức lễ hội.

Cần chú ý kiểm tra các sai phạm của cấp cơ sở như:

- Kịch bản có nhưng ban tổ chức không theo kịch bản. Thường là kéo dài phần lễ, bỏ qua phần hội và các hoạt động diễn xướng truyền thống.

- Không chấp hành đúng thời gian lễ hội như đã xin phép, kéo dài ngày hơn quy định như tổ chức lễ Tế khai hội rồi đề vài ngày mới tổ chức khai hội chính thức.

- Lợi dụng luật tục để phiền nhiễu nhân dân, đi ngược lại tiêu chí thanh táo trong việc “ thụ lộc thánh” đã tổ chức thu tiền, tổ chức ăn uống linh đình,

tốn kém về kinh tế và đôi khi còn dẫn đến các cuộ hiềm khích giữa các dòng họ, các “ cai đám” gây mất đoàn kết ảnh hưởng đến trật tự, trị an.

Nếu phát hiện sai phạm thì xử lý phạt nghiêm minh, thông báo công khai về mức độ trách nhiệm của lãnh đạo và cấp dưới, đề xuất phương án xử lý trách nhiệm của người phụ trách từng nội dung công việc.

Xây dựng phương án phối hợp thanh tra liên ngành để khắc phục khó khăn về số lượng và năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ văn hóa cho cán bộ thanh tra.

Tránh tình trạng cán bộ thanh tra không đủ để đi đến các lễ hội, không hiểu biết sâu sác về văn hóa phi vật thể thì khó chỉ ra sai phạm cho địa phương điều chỉnh, sửa chữa. Bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất của cán bộ thanh tra, vận động nhân dân tố giác các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp để tăng cường hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)