3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn
3.2.2. Tổ chức thực hiện và xây dựng và xây dựng hệ thống văn bản, chính
chính sách quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn Tỉnh
Từ khi Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh được Hội đồng Nhà nước Việt Nam (nay là Quốc hội) thông
qua vào năm 1984 tới nay, khung pháp lý về quản lý lễ hội ở nước ta đã có những bước tiến lớn với việc hình thành hệ thống văn bản về quản lý lễ hội. Luật định, nghị định, chỉ thị, thông báo, kết luận, các văn bản chỉ đạo về lễ hội đều xuất phát từ sự cần thiết của việc tạo hành lang pháp lý cũng như giải quyết các vấn đề có tính điểm nóng trong thực tiễn. Điều này thể hiện tính nhạy bén, kịp thời trong công tác quản lý lãnh đạo ở các cấp, kịp thời giải quyết và hạn chế được những vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, các quy định về tổ chức và quản lý lễ hội ở nước ta còn nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau khiến cho việc nắm bắt cũng như vận dụng các văn bản chưa thuận lợi, nội dung về lễ hội, quy định tổ chức và quản lý lễ hội chưa đầy đủ, nhất là những quy định cụ thể về chế tài trong xử lý các vấn đề của thực tiễn tổ chức lễ hội.
Cần hoàn thiện, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật như: hoàn thiện và ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nghiên cứu, hoàn thiện, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bộ VHTT&DL thẩm định, xem xét phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi hệ thống di tích tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 và Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Đền Hùng gắn với phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2030 theo quy định.