Quản lý hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 62)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn

2.3.2. Quản lý hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống ở Phú Thọ

Công tác tổ chức, chỉ đạo thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vụ quy định của chính phủ.

hoạt động bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thực hiện theo sự phân cấp chức năng nhiệm Cơ quan quản lý chuyên ngành về văn hóa – trong đó có quản lý lễ hội vừa thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo chuyên môn của cơ quan văn hóa cấp trên, vừa chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống khác với một số lĩnh vực khác do văn hóa thuộc về lĩnh vực tư tưởng. Ngoài các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa, ủy ban nhân dân các cấp thì hệ thống chính trị, xã hội cũng tham gia

vào quá trình quản lý lễ hội truyền thống của địa phương như Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận của Đảng bộ các cấp, Mặt trận tổ quốc, bộ phận quản lý nhà nước về tôn giáo thuộc sở Nội vụ và các thành phố, huyện, thị.

Công tác bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của tỉnh Phú Thọ đã và đang được thực hiện thông qua hoạt động quản lý hoạt động tổ chức lễ hội và nghiên cứu về lễ hội.

Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý hoạt động lễ hội truyền thống của tỉnh thông qua:

- Duyệt và cấp phép tổ chức hoạt động lễ hội theo quy định.

- Duyệt kế hoạch, chương trình, kịch bản tổ chức lễ hội và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra theo các nội dung đã được duyệt.

Đơn vị quản lý, tổ chức lễ hội thực hiện các công việc liên quan như thành lập Ban tổ chức, xây dựng kế hoạch tổ chức, phân công các tiểu ban về nội dung, tuyên truyền, kinh tế, an ninh hậu cần trước khi lễ hội diễn ra từ 1 đến 3 tháng.

- Xây dựng quy định về bảo vệ di tích, nội quy tổ chức, cá nhân tham gia lễ hội

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong tỉnh trực tiếp thực hiện hoặc hỗ trợ địa phương về tuyên truyền giá trị văn hóa của lễ hội, hỗ trợ các nguồn lực phục vụ cho lễ hội diễn ra đảm bảo các mục tiêu vừa bảo tồn di sản văn hóa, vừa đóng góp cho kinh tế địa phương thông qua du lịch. Ngành Văn hóa phối hợp với ngành giao thông tăng cường số lượng phương tiện vận chuyển khách.

- Thành lập các đoàn thanh tra giám sát và kiểm tra các hoạt động diễn ra trước, trong và sau lễ hội với mục đích hướng dẫn thực hiện, phát hiện sai sót và điều chỉnh kịp thời.

- Quản lý và tổ chức hoạt động dịch vụ trong lễ hội góp phần phục vụ các nhu cầu chính đáng của du khách, đầu tư cơ sở hạ tầng, khoanh vùng các khu vực hợp lý để quyết định hình thức dịch vụ và các hoạt động liên quan.

- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan cấp trên theo quy định, đề xuất giải pháp khắc phục tồn tại.

- Thực hiện việc tổng kết, đánh giá và tổ chức thi đua khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)