Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CB,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)

3.2. Giải pháp quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn

3.2.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CB,

CB, CC, VC quản lý lễ hội truyền thống

Kiện toàn về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh là một nội dung quan trọng và rất cần thiết trong công tác quản lý lễ hội truyền thống. Thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về cơ cấu bộ máy quản lý di tích đã hình thành và hoạt động từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện tốt các giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lễ hội không chỉ nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay mà còn góp phần tạo tiền đề cho việc thực hiện những kiến nghị khác về chuyên môn, nghiệp vụ. Qua đó, tăng cường mối quan hệ đặc biệt là quản lý chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội truyền thống. Hoàn thiện cơ chế quản lý lễ hội theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, quy định rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ban, ngành, chức năng, chính quyền các cấp, phân cấp về tu bổ, tôn tạo di tích. Nội dung phân cấp có thể thực hiện như sau:

Cấp tỉnh: Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ thực hiện việc kiểm kê, phân loại

theo các tiêu chí quy định của Luật Di sản Văn hóa:

- Lập hồ sơ di tích trình Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh xem xét, xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp thành phố.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch DTLS- VH tiêu biểu.

- Tổ chức, phối hợp các ban ngành chức năng thẩm định các quy hoạch, dự án về bảo tồn và quản lý lễ hội truyền thống.

- Tổ chức khảo sát, đánh giá và phát triển hơn nữa quy mô của lễ hội bằng nguồn vốn của Trung ương, của thành phố và nguồn XHH.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức khảo sát, nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên địa bàn Tỉnh.

Cấp Huyện: UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống trên địa bàn mình phụ trách

Phòng VH&TT Huyện cần phát huy vai trò là cầu nối trong các khâu công tác quản lý lễ hội truyền thống. Chủ động hướng dẫn UBND Xã thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống; Tham mưu cho UBND huyện những đề án, dự án nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy tối đa giá trị của lễ hội truyền thống trên địa bàn.

Cấp Xã: UBND Xã tổ chức bảo vệ, phát hiện kịp thời những sai phạm trong khâu quản lý, tổ chức thực hiện lễ hội truyền thống trên địa bàn, đề nghị phòng VH&TT tiến hành khảo sát, lập hồ sơ đúng tiêu chí theo Luật Di Sản Văn Hóa. Cán bộ Ban văn hóa – xã hội, BQL lễ hội phải giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp UBND Xã thực hiện quản lý lễ hội một cách tích cực, chủ động phát hiện và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết kịp thời những vi phạm di tích trên địa bàn.

Để có nguồn nhân lực tốt phục phục vụ cho công tác quản lý phải mở rộng quy mô đào tạo cho cán bộ chuyên môn. Sở VHTT&DL Phòng VH – TT các huyện, thành phố cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác quản lý lễ hội truyền thống. Cử cán bộ theo học các khóa học quản lý lễ hội ngắn hạn cũng như dài hạn do các cơ quan chuyên ngành và các trường đại học tổ chức.

Để công tác quản lý lễ hội đạt hiệu quả, trước hết phải có các cá nhân với trình độ chuyên môn cao mới có thể tham mưu đúng và đủ cho các cấp quản lý, vì vậy Sở VHTTDL hàng năm cần có kiến nghị với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh bố trí hợp lý biên chế làm công tác quản lý lễ hội cho BQL lễ hội tỉnh và cơ sở, cho phòng VH-TT các huyện, thành phố. Đối với cấp Xã là phải có trách nhiệm trong khâu quản lý lễ hội tại địa bàn nên cần có chỉ tiêu biên chế và được tuyển dụng với chuyên môn và nghiệp vụ riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)