2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn
2.3.1. Tổ chức thực hiện và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lễ hộ
bàn tỉnh Phú Thọ
2.3.1. Tổ chức thực hiện và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vềlễ hội truyền thống lễ hội truyền thống
Văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống của nhà nước là công cụ quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống, là phương tiện để các tổ chức đơn vị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nói chung và lễ hội nói riêng.
Ngày 12/7/2011, Chủ tịch nước ban hành Lệnh số 09/2001/L – CTN về việc công bố Luật Di sản văn hóa, là cơ sở văn bản về luật pháp nhằm duy trì, đảm bảo sự QLNN đối với hoạt động lễ hội truyền thống. Cùng với đó, nhiều nghị định hướng dẫn thi hành luật cũng được ban hành đảm bảo cho sự thực thi đúng luật và phù hợp với thực tiễn mỗi địa phương.
Theo đó bộ Văn hóa – Thông tin đã công bố Quyết định số 39/2001/QĐ – BVHTT ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội, thay thế Quy chế lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ – QC ngày 21 tháng 5 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ văn hóa Thông tin nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy phạm pháp luật về QLNN đối với các hoạt động lễ hội truyền thống của dân tộc.
Trong giai đoạn 2000 – 2012, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản về phát triển và quản lý về lễ hội truyền thống. Đặc biệt, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khẳng định: Tạo bước phát triển vượt bậc về quản lý lễ hôi truyền thống, phát triển du lịch, phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch, lễ hội truyền thống về cội nguồn với hạt nhân là Đền Hùng ( Đảng bộ tỉnh Phú Thọ 2010 ). Chủ trương đó được Ban chấp hành Đảng bộ cụ thể hóa thành các nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, chương trình và quy hoạch quản lý lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ trong từng giai đoạn . Đây là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và định hướng đầu tư, quản lý lễ hội truyền thống của tỉnh.
Bảng 2.3. Kết quả ban hành chính sách liên quan đến quản lý lễ hội truyền thống ở tỉnh Phú Thọ.
Năm Số hiệu văn bản Tên văn bản
Số 400/QĐ – Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch, dịch vụ Nam Đền Hùng
2010 UBND
thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng .
Nghị quyết về phát triển lễ hội truyền thống và 2011 Số 09 – NQ/TƯ du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015 . 2012 Số 654 /KH – Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai
UBND đoạn 2012 – 2015.
2012 Số 04 /QĐ – Quyết định về việc đầu tư đối với các dự án đầu UBND tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .
Số 3651/QĐ – Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát 2012 triển, quản lý lễ hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011
UBND
– 2020, định hướng tới năm 2030.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp )
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng ban hành một số chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án về bảo tồn phát huy giá trị lễ hội truyền thống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, phí hạ tầng, xúc tiến thương mại và cải cách thủ tục hành chính như Quyết định số
4 năm 2012.
Về cơ bản các văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ đều bám sát Quy chế lễ hội của Bộ Văn hóa thông tin kèm theo Quyết định số 39/2001/QĐ – BVHTT ngày 23/8/2001; Chỉ thị 27/CT-TƯ ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị ( Khóa VIII ) và Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg, ngày 25/11/2015 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/1/2006; Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa Thông tin; Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch
Tuy nhiên, theo đánh giá của 83,33 % cán bộ quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống, 90,32% các cơ sở kinh doanh dịch vụ và du lịch phục vụ lễ hội và 81% người dân trên địa bàn thì tỉnh Phú thọ chưa xây dựng được chính sách hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu thị trường và tạo dựng hình ảnh về lễ hội truyền thống . Chưa có chính sách khuyến khích các địa phương tham gia hoạt động quản lý lễ hội truyền thống. Các chính sách khuyến khích liên kết, phối hợp liên ngành để quản lý lễ hội truyền thống chưa phát huy tác dụng.
Để văn bản quy phạm pháp luật được tuyên truyền sâu rộng và hiệu quả trong thi hành, đối tượng tuyên truyền được mở rộng. Ngoài các cán bộ làm công tác quản lý, ngành văn hóa còn tuyên truyền trực tiếp đến người dân tham gia hoạt động dịch vụ kinh doanh tại các lễ hội
Việc đánh giá kết quả thực hiện thông qua Hội nghị sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác năm và công tác tổ chức lễ hội theo các vấn đề như nội dung, hình thức lễ hội; công tác tuyên truyền, phục vụ. Công tác an ninh trật tự, môi trường, công tác quản lý các nguồn thu chi của lễ hội, số lượng khách tham dự, đánh giá tác động của lễ hội với phát triển kinh tế, văn hóa. Từ đó đề ra những giải pháp và phương pháp khắc phục.