Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

Chỉ đạo hoạt động tổ chức lễ hội đúng theo quy định của nhà nước

Từ khi hòa bình được lập lại, đất nước ta bước vào công cuộc khôi phục và Đổi mới đất nước, đời sống kinh tế - xã hội của người dân cả nước nói chung và người dân Phú Thọ nói riêng đã có những thay đổi đáng kể. Đời sống kinh tế của người dân không ngừng được nâng cao, đây là một tác nhân ảnh hưởng rất lớn đối với sinh hoạt văn hóa của cá nhân và cộng đồng. Những thay đổi về kinh tế - xã hội – văn hóa cũng tác động đáng kể tới sự vận hành của lễ hội truyền thống.

Sự phát triển của hoạt động quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua có những mặt đã thực hiện tốt nhưng đi kèm với đó là những mặt hạn chế và khuyết điểm cần khắc phục. Vì vậy việc đánh giá được những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn thiếu xót cùng những phương hướng khắc phục cần được chú trọng.

Quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự hưởng ứng, đồng thuận của người dân.

Hoạt động tổ chức lễ hội truyền thống thực hiện theo đúng quy định của nhà nước từ thành lập Ban tổ chức, thực hiện các nghi lễ truyền thống , hoạt động văn hóa thể thao phần hội, quản lý các nguồn thu, đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường, phát huy vai trò năng động, sáng tạo của chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân.

Thủ tục xin và cấp phép tổ chức lễ hội đảm bảo đúng luật định, không xảy ra sai sót. Các công trình phục vụ lễ hội được đầu tư và quản lý tốt, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc, mỹ quan di tích, bản sắc văn hóa của lễ hội truyền thống.

Tổ chức thực hiện tốt các dự án nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng lễ hội truyền thống

Công tác nghiên cứu khoa học, phục dựng và bảo tồn lễ hội truyền thống Phú Thọ được tiến hành liên tục, đạt được nhiều kết quả khả quan, nhiều lễ hội được nghiên cứu phục dựng theo các chương trình quốc gia và các đề tài, dự án nghiên cứu cấp tỉnh.

Kết quả điều tra, phục dựng lễ hội truyền thống tiêu biểu của Phú Thọ làm cơ sở khoa học để xây dựng kịch bản, các phương án bảo tồn, tổ chức lễ hội, góp phần xác định và củng cố bản sắc văn hóa của vùng biên giới, biển đảo của đất nước trong quá trình hội nhập. Một số lễ hội tưởng chừng đã mai một có dịp được phục dựng, tạo nên phong phú về các loại sinh hoạt văn hóa.

Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng lễ hội truyền thống đã tác động đến nhận thức của cấp chính quyền địa phương và nhân dân về giá trị văn hóa, lịch sử và khơi dậy lòng tự hào, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội truyền thống.

Việc nghiên cứu ý nghĩa của văn hóa, lịch sử của lễ hội cũng tạo cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, tôn tạo các di tích trên địa bàn, đảm bảo phục hồi không sai lệch, không làm mất kiến trúc ban đầu, hoặc biến dạng di tích, nhiều công trình văn hóa được đầu tư xâ dựng ở địa phương.

Gắn bảo tồn, phát huy lễ hội với xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế của địa phương

Với quan điểm bảo tồn lễ hội truyền thống là bảo tồn – phát triển nên quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh đã tạo nên sự hài hòa giữa văn hóa và kinh tế, lễ hội truyền thống trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh.

Lễ hội truyền thống góp phần thúc đẩy vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Lễ hội là cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương nhanh nhất đến du khách trong và ngoài nước, tạo cơ hội đầu tư, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, phát triển ngành nghề dịch vụ và kinh doanh sản phẩm văn hóa.

Thông qua lễ hội, các giá trị văn hóa được bảo tồn, giá trị mới được sáng tạo, làm giàu bản sắc văn hóa vùng Đông Bắc nói chung và Phú Thọ nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)