Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)

2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn

2.3.7. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lễ hội truyền

truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân cũng như tăng cường vai trò quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nói chung và lễ hội nói riêng, hàng năm, Sở VHTT&DL Phú Thọ đều triển khai tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý di tích, lễ hội bằng nhiều hình thức khác nhau như: Thông tin, tuyên truyền trên các tạp chí, bản tin trong và ngoài ngành, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, các cuộc thi tìm hiểu Luật Di sản văn hóa cho các đối tượng có liên quan đến công tác này. Sở VHTT&DL đã ban hành văn bản yêu cầu các cấp chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Bộ VHTT&DL, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về quản lý và tổ chức lễ hội; chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với Công an tỉnh tăng cường thanh tra kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm; giao các phòng, ban liên quan thẩm định kịch bản lễ hội, hướng dẫn bài trí đồ thờ trong di tích và nghi thức, diễn trình, nội dung lễ hội…Sau mỗi mùa lễ hội, Sở VHTT&DL đều tổ chức hội nghị

tổng kết, đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để hoạt động tín ngưỡng, lễ hội trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Sở VHTT&DL chú trọng công tác quảng bá di sản văn hóa, đã biên soạn, xuất bản và phát hành rộng rãi nhiều ấn phẩm giới thiệu về lễ hội, di tích, di sản văn hóa phi vật thể, danh nhân, để cộng đồng dân cư các làng, xã trên địa bàn tỉnh và du khách thập phương hiểu đúng giá trị di sản văn hóa, trân trọng di sản văn hóa và thực hành lễ hội, tham dự lễ hội với tinh thần trách nhiệm cao hơn, sáng tạo hơn, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tiếp thu văn hóa mới văn minh, từng bước tạo ra sự đa dạng các sắc thái văn hóa nhưng vẫn giữ được cốt lõi truyền thống của lễ hội địa phương.

2.3.8. Xây dựng ban hành chính sách về LHTT ở Phú Thọ

Giữ gìn và phát triển lễ hội truyền thống là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ duy trì và phát huy văn hóa truyền thống của Nhà nước ta. Để lễ hội truyền thống được duy trì và phát triển theo định hướng, trong nhưng năm qua Tỉnh Phú Thọ đã ban hành các chính sách tạo điều kiện cho các lễ hội được tổ chức và được quản lý theo đúng chủ trương và pháp luật

Hệ thống các văn bản liên quan đến việc tổ chức và và quản lý lễ hội do nhà nước ban hành được Tỉnh Phú Thọ thực hiện nhất quán và triệt để thông qua một số văn bản như sau

- Luật di sản văn hóa năm 2001;

- Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh

trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

- Nghị định số 11/2006/NĐ – CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh

- Nghị định số 56 / 2006/ NĐ – CP ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin;

- Quyết định số 39/2001/QĐ – BVHTT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội….

Ngoài ra trong giai đoạn 2000 – 2012, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều văn bản về phát triển và quản lý về lễ hội truyền thống như: Quyết định số 04/QĐ – UBND Quyết định về việc đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Nghị Quyết số 09 – NQ/TƯ Nghị Quyết về phát triển lễ hội truyền thống và du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015... Đặc biệt, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khẳng định: Tạo bước phát triển vượt bậc về quản lý lễ hôi truyền thống, phát triển du lịch…, phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch, lễ hội truyền thống về cội nguồn với hạt nhân là Đền Hùng ( Đảng bộ tỉnh Phú Thọ 2010 ).

Chủ trương đó được Ban chấp hành Đảng bộ cụ thể hóa thành các nghị quyết, quyết định, đề án, kế hoạch, chương trình và quy hoạch quản lý lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng ban hành một số chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư đối với các dự án về bảo tồn phát huy giá trị lễ hội truyền thống, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, phí hạ tầng, xúc tiến thương mại và cải cách thủ tục hành chính như Quyết định số 04 năm 2012.

Như vậy, việc ban hành chính sách trong quản lý lễ hội truyền thống được Nhà nước ta nói chung và Tỉnh Phú Thọ nói riêng đặc biệt chú trọng. Các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và các cơ quan quản lý nhà nước về lễ hội đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện quản lý và tổ chức lễ hội. Từ việc quy định các điều kiện tổ chức, cấp phép, các hành vi cấm đến các quy định về xử phạt hành chính đều được quy định rõ tại các văn bản kể trên. Tuy

nhiên, việc có quá nhiều các văn bản được ban hành để quản lý lễ hội đã gây nên sự chồng chéo, gây ảnh hưởng đến việc quản lý và chức năng thực hiện nhiệm vụ được giao của cấp dưới. Đây cũng là khâu thiếu sót trong việc quản lý của những nhà lãnh đạo, những lỗ hổng có thể phát sinh những hành vi tiêu cực.

2.4. Đánh giá kết quả quản lý nhà nƣớc về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)